Những con số về dầu khí đáng chú ý trong tuần (2/10-8/10)

14:00 | 09/10/2023

|
(PetroTimes) - Trong tuần qua, thị trường xuất nhập khẩu năng lượng trên thế giới vẽ ra một bức tranh tương phản rõ rệt. Trong khi Nga và Mỹ giảm xuất khẩu thì Venezuela – nước đang chịu lệnh trừng phạt lại ghi kỷ lục khối lượng xuất khẩu dầu mới.
ExxonMobil tiến gần hơn đến thương vụ thâu tóm kỷ lục trị giá 60 tỷ USDExxonMobil tiến gần hơn đến thương vụ thâu tóm kỷ lục trị giá 60 tỷ USD
Ảnh hưởng của cuộc xung đột Israel - Hamas đến thị trường dầu mỏẢnh hưởng của cuộc xung đột Israel - Hamas đến thị trường dầu mỏ
Những con số về dầu khí đáng chú ý trong tuần (2/10-8/10)
Ảnh minh họa

1, Nhập khẩu dầu thô của châu Á giảm tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 9 do việc bảo trì nhà máy lọc dầu làm giảm nhu cầu và tác động của giá dầu cao hơn.

Theo dữ liệu của LSEG, khu vực nhập khẩu hàng đầu thế giới này chứng kiến ​​khối lượng nhập khẩu 24,95 triệu thùng/ngày (bpd) trong tháng 9, giảm so với 25,22 triệu thùng/ngày trong tháng 8.

Nhập khẩu trong tháng 9 cũng giảm gần 3 triệu thùng/ngày so với mức 27,92 triệu thùng/ngày trong tháng 7, đây là mức nhập khẩu hằng tháng cao nhất tính đến thời điểm hiện tại của năm 2023.

Theo dữ liệu của LSEG, nhập khẩu trong tháng 8 và tháng 9 là hai tháng thấp nhất tính đến thời điểm hiện tại của năm 2023.

2, Nga dường như đang thực hiện tốt lệnh cấm xuất khẩu dầu diesel vào tháng 10, với lượng hàng từ các cảng của Nga trên Biển Đen và Biển Baltic sẽ giảm xuống gần như bằng không trong tháng này.

Lịch trình bốc hàng của Nga trong tháng 10 bao gồm 223.000 nghìn tấn - 222.800 nghìn tấn sẽ được xếp ở Primorsk và Novorossiysk cho khách hàng trong Liên minh kinh tế Á - Âu, những nước được miễn lệnh cấm.

Vào tháng 9, Nga đã công bố lệnh cấm xuất khẩu hầu hết dầu diesel từ các cảng phía Tây trong nỗ lực ổn định giá nhiên liệu trong nước, nhưng sau đó đã dỡ bỏ lệnh cấm đối với dầu diesel chất lượng thấp. Nga đang háo hức theo đuổi các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lặp lại của cuộc khủng hoảng nhiên liệu năm 2018.

3, Xuất khẩu LNG của Mỹ giảm nhẹ trong tháng 9 so với tháng 8, do tình trạng ngừng hoạt động rải rác tại bốn nhà máy xử lý khí dẫn đến xuất khẩu thấp hơn, theo dữ liệu theo dõi tàu LSEG.

Dữ liệu LSEG cho thấy tổng cộng 7,12 triệu tấn khí siêu lạnh đã rời các cảng của Mỹ vào tháng trước, giảm so với mức 7,32 triệu tấn xuất khẩu trong tháng 8.

Trong tháng 9, hơn một nửa lượng xuất khẩu LNG của Mỹ sang châu Âu, chiếm 52% lượng hàng hóa, tương đương với tháng 8. Dữ liệu trên cho thấy châu Á nhận được 30%, tương tự như tháng 8. Châu Âu đã nhập khẩu nhiều khí đốt của Mỹ hơn kể từ khi xung đột ở Ukraine.

4, Xuất khẩu dầu của Venezuela trong tháng 9 đạt hơn 800.000 thùng/ngày (bpd), mức trung bình hằng tháng cao thứ hai trong năm nay, do công ty dầu khí nhà nước PDVSA và các liên doanh của họ phục hồi sản lượng, đặc biệt là ở Vành đai Orinoco.

Venezuela đã tăng tổng sản lượng và xuất khẩu dầu thô trong năm nay, nhưng nước này đang phải đối mặt với những biến động không ổn định từ tháng này sang tháng khác trong bối cảnh mất điện thường xuyên, các vấn đề về bảo trì và thiếu đầu tư để tăng sản lượng.

Trong tháng 9, PDVSA và các đối tác đã vận chuyển trung bình 812.000 thùng dầu thô và nhiên liệu mỗi ngày chủ yếu sang Trung Quốc, trực tiếp và thông qua các trung tâm trung chuyển.

5, Sản lượng dầu của OPEC đã tăng tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 9, một cuộc khảo sát của Reuters cho thấy hôm thứ Hai 2/10. Dẫn đầu là sự gia tăng ở Nigeria và Iran bất chấp việc Ả Rập Xê-út và các thành viên khác của liên minh OPEC+ tiếp tục cắt giảm sản lượng để hỗ trợ thị trường.

Cuộc khảo sát cho thấy tháng trước, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ đã bơm 27,73 triệu thùng/ngày (bpd), tăng 120.000 thùng/ngày so với tháng 8. Sản lượng trong tháng 8 đã tăng lần đầu tiên kể từ tháng 2.

Nigeria dẫn đầu sản lượng gia tăng trong tháng 9 của OPEC. Quốc gia này đang phải vật lộn với tình trạng trộm cắp dầu thô và tình trạng bất ổn tại khu vực khai thác dầu mỏ. Iran, quốc gia đang tăng cường nguồn cung bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ, cũng bơm thêm dầu, với sản lượng đạt mức cao nhất kể từ năm 2018.

6, Sản lượng khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) theo kế hoạch của Nga vào năm 2024 sẽ đạt 47,3 triệu tấn mỗi năm, theo tài liệu của chương trình Phát triển Năng lượng nhà nước Nga.

Theo tài liệu, vào năm 2023, sản lượng LNG ở Nga vào năm 2023 sẽ lên tới 33 triệu tấn, trong khi năm 2024 sẽ là 47,3 triệu tấn và duy trì ở mức này vào năm 2025.

Cơ quan Thống kê Liên bang báo cáo sản lượng LNG trong 8 tháng đầu năm đã giảm 5,3% và đạt 20,9 triệu tấn.

Trước đó, Bộ Phát triển Kinh tế nêu trong dự báo, xuất khẩu LNG từ Nga vào cuối năm 2023 sẽ tăng trưởng 1,2%, lên 33,3 triệu tấn. Đồng thời, xuất khẩu LNG dự kiến ​​sẽ đạt 38 triệu tấn vào năm 2024, - 40 triệu tấn vào năm 2025 và 44 triệu tấn vào năm 2026.

Yến Anh