Những chuyển biến mới nhất của OPEC+

22:04 | 09/04/2020

|
(PetroTimes) - Những người chơi trên thị trường dầu mỏ vẫn còn những khó khăn để đến một cái đích thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu thô. Điểm nhấn trong các cuộc thảo luận ngày 9/4 sẽ là Ả Rập Xê-út cắt giảm bao nhiêu và sự tham gia của Mỹ ở góc độ nào trong thỏa thuận.    

Nga sẽ đề nghị sử dụng mức sản xuất tháng 1/2020 làm mốc cắt giảm, buộc Ả Rập Xê-út phải cắt giảm nhiều hơn so với mức tháng 4/2020. Nếu cuộc họp ngày 9/4 kết thúc mà không có thỏa thuận, cuộc chiến giá sẽ kết thúc trong cuộc họp OPEC vào tháng 6/2020.

Trong tất cả các thông báo sau cuộc họp ngày thứ 6 tuần trước giữa Tổng thống V. Putin và người đứng đầu các công ty dầu mỏ của Nga, Thư ký báo chí Tổng thống Dmitry Peskov cho biết, ổn định thị trường là điều rất khó xảy ra nếu không có sự tham gia của các nhà sản xuất ngoài OPEC+. Nga đại diện cho các hành động phối hợp chung nhằm ổn định thị trường dầu mỏ toàn cầu.

nhung chuyen bien moi nhat cua opec

Rosneft cho rằng việc cắt giảm 10 triệu thùng/ngày của OPEC+ đủ để tái cân bằng thị trường dầu mỏ. Nhu cầu dầu mỏ toàn cầu sẽ chạm đáy vào cuối tháng 4 và bắt đầu phục hồi từ tháng 5. Rosneft tính toán, nhu cầu dầu năm 2020 sẽ thấp hơn 5-7 triệu thùng/ngày so với năm 2019. Tập đoàn có thể cắt giảm chi phí tài sản cố định (CAPEX) xuống dưới 9,3 tỷ USD để bảo đảm dòng tiền.

Ả Rập Xê-út cho biết sẵn sàng cắt giảm tối đa 4 triệu thùng/ngày từ mức 12,3 triệu. Như vậy, thực tế Ả Rập Xê-út chỉ cắt giảm 1,5 triệu (ít hơn Nga).

Ả Rập Xê-út thông báo lịch công bố giá xuất khẩu dầu chính thức (OSP) tháng 5 sẽ vào ngày 11/4, sau khi kết thúc các cuộc họp OPEC+ và hội nghị bộ trưởng năng lượng các nước G20.

Bộ trưởng Năng lượng Mỹ tự tin khẳng định các nước OPEC+ có thể cắt giảm 10 triệu thùng/ngày.

Các quốc gia G20 đang lên kế hoạch thành lập một ủy ban đặc biệt để giám sát những biện pháp ổn định thị trường dầu mỏ.

Ngày 11/4, sau hội nghị OPEC+ và G20, đại diện quốc hội Mỹ sẽ có buổi làm việc với lãnh đạo Ả Rập Xê-út liên quan đến tình hình thị trường dầu mỏ thế giới, trong đó, Mỹ đe dọa sẽ chấm dứt hợp tác quân sự với Ả Rập Xê-út nếu nước này không có những biện pháp cần thiết ổn định thị trường.

Ngoài ra, Mỹ vẫn còn một công cụ răn đe OPEC - dự luật No Oil Producing and Exporting Cartels Act (NOPEC). Thông qua dự luật này sẽ cho phép các cơ quan chống độc quyền Mỹ kiện các nước OPEC về việc hình thành liên minh điều tiết giá. Và nếu các giao dịch mua bán dầu thô vẫn được thực hiện bằng USD, thì sẽ không thể không tuân theo phán quyết của tòa án Mỹ.

Viễn Đông