Những bất cập trong việc trả nợ bằng dầu mỏ ở Nam Sudan

10:40 | 08/05/2022

|
(PetroTimes) - Vào tháng 10 năm 2021, các nhân viên của công ty dầu khí quốc gia Nam Sudan đã tổ chức cuộc đình công lớn sau cuộc đảo chính do quân đội tiến hành, trong bối cảnh kinh tế suy thoái.
Những bất cập trong việc trả nợ bằng dầu mỏ ở Nam Sudan

Chính phủ Nam Sudan đã không thể trả lương cho công chức kể từ tháng 1 năm 2022. Một tình huống mà theo những gì Bộ trưởng Bộ Tài chính, Agak Achuil, tiết lộ hôm thứ Năm 5/5, về cơ bản có liên quan đến việc chính phủ nước này dùng doanh thu dầu mỏ để trả cho các khoản vay được bảo đảm bằng dầu, cho đến năm 2027.

“Lý do chúng tôi không trả nợ là vì tiền dầu được sử dụng để trả các khoản vay. Chúng cũng được sử dụng để tài trợ cho một số ưu tiên của chính phủ”, ông Achuil nói.

Theo lý giải của Bộ trưởng Achuil, Nam Sudan đang vướng vào vòng luẩn quẩn của nợ công. Điều này buộc chính phủ phải dùng đến nợ để có thể trả lương. “Muốn trả lương thì chúng tôi phải đi vay. Và khi chúng tôi đi vay, điều đó có nghĩa là dầu của chúng tôi đã được bán trước khi khai thác”, ông nói.

Đối với một số nhà phân tích, tình hình hiện nay của ngành công nghiệp dầu mỏ ở Nam Sudan có thể sẽ kéo dài thêm vài tháng nữa. Trên thực tế, với sản lượng từ 150.000 đến 170.000 thùng/ngày với trữ lượng ước tính khoảng 3,4 tỷ thùng, theo báo cáo của BP Statistical Review of World Energy 2021, quốc gia này chỉ thu được doanh thu từ dầu khoảng 45.000 thùng. Điều này là do phải chia cổ phần cho các công ty dầu mỏ quốc tế.

Các nhà chức trách Nam Sudan đã thông báo rằng họ đang nỗ lực hướng tới việc kiếm tiền tốt hơn từ các nguồn tài nguyên dầu khí quốc gia, 90% trong số đó vẫn chưa được bị khai thác, mặc dù đã tài trợ một phần khá lớn cho ngân sách quốc gia.

Cần lưu ý rằng Nam Sudan không phải là quốc gia châu Phi duy nhất sản xuất vàng đen gặp phải tình trạng hạn chế tài chính như vậy. Ví dụ ở Tchad, khoản nợ mà Công ty kinh doanh, môi giới và khai thác nguyên liệu thô của Anh-Thụy Sĩ, Glencore, cho Nhà nước Tchad vay, từ lâu đã cản trở khả năng Chính phủ nước này ký kết một thỏa thuận với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Tương tự, một báo cáo của Sáng kiến ​​Minh bạch Công nghiệp Khai thác (EITI), được công bố vào đầu năm nay về Congo, chỉ ra rằng do phải trả các khoản vay được hỗ trợ bằng dầu, quốc gia này chỉ thu về cho nhân sách 624,5 triệu USD trong tổng số 7,27 tỷ USD dầu đã bán.

Nam Sudan: Bộ Môi trường dọa kiện các công ty dầu khíNam Sudan: Bộ Môi trường dọa kiện các công ty dầu khí
Nam Sudan bỏ ra 5.000 thùng dầu/ngày để trả lương công chứcNam Sudan bỏ ra 5.000 thùng dầu/ngày để trả lương công chức
Petronas có thể rút khỏi Nam SudanPetronas có thể rút khỏi Nam Sudan

Nh.Thạch

AFP