Nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm phần lớn cơ cấu điện toàn cầu
![]() |
Mức tiêu thụ điện toàn cầu tăng nhẹ
Trong nửa đầu năm 2023, mức tiêu thụ điện toàn cầu đã đạt 13.529 TWh, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2022, khi mức này tăng 2,8% vào năm trước. Nhu cầu thực sự đã giảm ở các nền kinh tế lớn như Nhật Bản (-5,6% tính đến ngày 1/1/2023), Liên minh châu Âu (-4,6%) và Mỹ (-3,4%), vì nhiều lý do (giá cả, màu đông ấm hơn dự kiến,…).
Về phía nguồn cung, sản lượng điện toàn cầu từ năng lượng gió và mặt trời tăng 12% trong nửa đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022. Ember đặc biệt nhấn mạnh rằng 50 quốc gia đã công bố mức sản xuất kỷ lục từ các công viên năng lượng mặt trời của họ (gần 43% sản lượng năng lượng mặt trời toàn cầu đến từ Trung Quốc trong nửa đầu năm 2023).
Đồng thời, ngành thủy điện đã trải qua đợt sụt giảm sản lượng lịch sử (-8,5% từ nửa đầu năm 2022 đến nửa đầu năm 2023) do hạn hán, đặc biệt là ở Trung Quốc (nguyên nhân khiến 3/4 sản lượng toàn cầu sụt giảm).
Sản xuất điện toàn cầu từ các nguồn hóa thạch vẫn tương đối ổn định (+0,1%), mặc dù sản lượng điện từ các nhà máy nhiệt điện than tăng (+1%). Sản lượng hạt nhân toàn cầu tăng 0,7% trong nửa đầu năm 2023 (với mức tăng 47% tại Nhật Bản).
![]() |
Nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm phần lớn cơ cấu điện toàn cầu |
Nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm phần lớn cơ cấu điện năng toàn cầu
Nhiên liệu hóa thạch vẫn chiếm 59,9% sản lượng điện toàn cầu trong nửa đầu năm 2023 (so với 60,1% trong nửa đầu năm 2022). Tính đến nay, than vẫn là nguồn điện chính trên thế giới, chiếm gần 36% tổng lượng điện toàn cầu trong nửa đầu năm 2023, gần như không thay đổi so với nửa đầu năm 2022.
Ngành thủy điện sản xuất ra 14% lượng điện năng toàn cầu, vẫn là nguồn điện tái tạo hàng đầu, trước năng lượng gió (8,8%) và năng lượng mặt trời (5,5%). Về phần mình, năng lượng hạt nhân đã sản xuất 8,5% lượng điện năng toàn cầu trong giai đoạn này.
Nhìn chung, lượng khí thải CO2 toàn cầu liên quan đến ngành điện sẽ tăng 0,2% trong nửa đầu năm 2023 so với cùng kỳ năm 2022.
Anh Thư
AFP
- Nhóm nhà khoa học Nga đột phá chiết xuất hydro từ giếng khí đốt tự nhiên
- Hyundai và Pertamina phát triển hệ sinh thái hydro từ rác tại Indonesia
- Vì sao Pháp phải hạ mục tiêu phát triển hydro carbon thấp?
- Mỹ và UAE đàm phán thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự mới
- Khu vực nào đang quyết định xu thế năng lượng tái tạo?