Nhà thầu Trung Quốc đạt được hợp đồng cho mỏ dầu ngoài khơi lớn nhất thế giới

20:11 | 26/05/2023

|
(PetroTimes) - Công ty Kỹ thuật Dầu khí Ngoài khơi Trung Quốc (COOEC) xác nhận rằng họ đã ký kết hợp đồng EPCI (tư vấn, thiết kế - mua sắm thiết bị - xây dựng, vận chuyển lắp đặt) với gã khổng lồ Saudi Aramco của Ả Rập Xê-út cho mỏ dầu Safaniyah, Upstream Online đưa tin.
Nhiều nhà máy lọc dầu Trung Quốc yêu cầu Saudi Aramco giảm khối lượng cung cấpNhiều nhà máy lọc dầu Trung Quốc yêu cầu Saudi Aramco giảm khối lượng cung cấp
Những gã khổng lồ năng lượng Trung Quốc, Pháp nhăm nhe dự án khí đốt 10 tỷ USD tại Ả Rập Xê-útNhững gã khổng lồ năng lượng Trung Quốc, Pháp nhăm nhe dự án khí đốt 10 tỷ USD tại Ả Rập Xê-út
Nhà thầu Trung Quốc đạt được hợp đồng cho mỏ dầu ngoài khơi lớn nhất thế giới
Ảnh minh họa

Phạm vi công việc bao gồm các dịch vụ EPCI cho 13 chân đế (jacket) ngoài khơi được đóng tại cơ sở của COOEC ở thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông.

COOEC tuần này đã triệu tập cuộc họp để khởi động dự án, ấn định ngày bàn giao vào tháng 7 năm 2024.

Theo Upstream, hợp đồng cho 13 chân đế ngoài khơi có giá trị từ 240 triệu USD đến 260 triệu USD. Đây là dự án đầu tiên được Saudi Aramco trao hoàn toàn cho COOEC sau khi tập đoàn Trung Quốc trở thành nhà thầu dài hạn của công ty nhà nước Ả Rập Xê-út từ năm 2018.

Safaniyah, mỏ dầu ngoài khơi lớn nhất thế giới, là trung tâm trong chương trình mở rộng công suất của Aramco, với mục tiêu tăng công suất khai thác dầu thô lên 13 triệu thùng/ngày từ các mỏ trong nước vào năm 2027, từ mức 12 triệu thùng/ngày hiện tại.

Safaniyah có trữ lượng 37 tỷ thùng dầu và hiện có sản lượng 1,3 triệu thùng dầu/ngày, theo Aramco. Kế hoạch mở rộng nhằm mục đích tăng sản lượng đáng kể, tuy nhiên, nhà điều hành vẫn chưa tiết lộ con số cụ thể.

Tình trạng mỏ Marjan

Trong năm 2019, COOEC, cùng với công ty McDermott International của Mỹ, đã dành được Gói thấu số 1 của dự án gia tăng sản lượng của mỏ Marjan ngoài khơi Ả Rập Xê-út của Aramco.

Theo thỏa thuận này, COOEC, đứng đầu là giám đốc điều hành Wang Zhangling, và McDermott sẽ thực hiện hợp đồng EPCI của giàn tách khí được lắp đặt ở sườn phía đông của Vịnh Ba Tư, với giá trị hợp đồng là hơn 3 tỷ USD.

Tổ hợp tách khí mới đang được thiết kế để xử lý 475.000 thùng dầu, 813.000 thùng chất lỏng và gần 750 triệu feet khối khí đốt mỗi ngày.

Liu Rui, chủ tịch COOEC International, nói với Upstream rằng Trung Đông được xác định là trọng tâm chính và công ty đang tìm cách tiêu chuẩn hóa kỹ thuật cho các giàn ngoài khơi hoạt động trong khu vực này.

Đỗ Khánh