Ngân hàng Trung ương Đức đánh giá về lệnh cấm vận khí đốt của Nga

11:03 | 24/04/2022

|
(PetroTimes) - Một lệnh cấm vận ngay lập tức của châu Âu đối với khí đốt của Nga có thể khiến Đức, nước phụ thuộc nhiều vào nguồn tài nguyên này, thiệt hại lên tới 5% GDP trong năm nay, theo một ước tính được Ngân hàng Trung ương Đức công bố hôm thứ Sáu (22/4).
Ngân hàng Trung ương Đức đánh giá về lệnh cấm vận khí đốt của Nga

"GDP thực tế của Đức có thể thấp hơn 5% so với dự báo" trong trường hợp ngừng nhập khẩu khí đốt của Nga một cách tự nguyện hoặc đột ngột, Bundesbank nêu chi tiết trong báo cáo kinh tế hàng tháng của mình.

Ngân hàng này nói thêm, điều này sẽ dẫn đến thiệt hại 180 tỷ euro cho GDP của Đức.

Theo tổ chức này, lạm phát, vốn đã phi mã trong nước, có thể tăng 1,5 điểm vào năm 2022 và 2 điểm vào năm 2023, so với kịch bản không có lệnh cấm vận.

Lệnh cấm vận đối với khí đốt của Nga đã trở thành chủ đề của các cuộc thảo luận gay gắt giữa các nước thành viên EU, kể từ khi cuộc chiến Ukraine nổ ra vào cuối tháng 2/2022.

Chính phủ Đức là một trong quốc gia phản đối mạnh nhất việc ngừng nhập khẩu ngay lập tức, vì cho rằng việc phản đối này là vì sự ổn định kinh tế và xã hội trong nước, và những hậu quả đối với các nền kinh tế EU khác.

Sự phản đối này làm dấy lên sự khó chịu của Kiev và một số chính phủ châu Âu.

Đức, đặc biệt là ngành công nghiệp của nước này, phụ thuộc rất nhiều vào nguồn tài nguyên của Nga, chiếm 55% tổng lượng khí đốt nhập khẩu của nước này.

"Tôi không thấy làm thế nào mà lệnh cấm vận khí đốt có thể chấm dứt chiến tranh", Thủ tướng Đức Olaf Scholz nhắc lại hôm thứ Sáu trong một cuộc phỏng vấn với tờ Der Spiegel.

Ông nói thêm: “Chúng tôi muốn tránh một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, hàng triệu việc làm mất đi và các nhà máy sẽ không bao giờ mở cửa trở lại”.

Tuy nhiên, Đức đã giảm nhập khẩu của Nga, trong quý đầu tiên của năm 2022, xuống còn 40% tổng lượng khí đốt nhập khẩu, bằng cách đẩy mạnh nỗ lực tìm kiếm các nhà cung cấp khác, chẳng hạn như Qatar hoặc Hoa Kỳ.

Nước này gần đây cũng đã chi 3 tỷ euro để xây dựng các terminal lớn về khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) mà hiện tại nước này chưa có.

Tuy nhiên, Chính phủ Đức không kỳ vọng có thể bỏ qua khí đốt của Nga trước giữa năm 2024.

Anh cho phép thanh toán tiền khí đốt cho Ngân hàng Gazprombank cho đến ngày 31/5Anh cho phép thanh toán tiền khí đốt cho Ngân hàng Gazprombank cho đến ngày 31/5
Congo và Italia ký kết Congo và Italia ký kết "thỏa thuận quan trọng" về khí đốt
Gần một nửa người Anh có nguy cơ thiếu năng lượngGần một nửa người Anh có nguy cơ thiếu năng lượng
Thủ tướng Ý chạy khắp nơi để tìm nguồn thay thế khí đốt của NgaThủ tướng Ý chạy khắp nơi để tìm nguồn thay thế khí đốt của Nga

Nh.Thạch

AFP