Nga và Ả Rập Saudi bất đồng mức cắt giảm sản lượng dầu, Mỹ quyết không tham gia

16:45 | 09/04/2020

|
(PetroTimes) - Hôm nay (9/4), OPEC và Nga tham gia cuộc họp quan trọng để thống nhất cắt giảm sản lượng dầu, tuy nhiên những nỗ lực của họ trong chiến dịch cứu giá dầu trở nên nan giải do những mối bất hòa giữa các nước cùng với lời kiên quyết từ chối tham gia cuộc họp của Mỹ.    
thieu my nga va a rap saudi bat dong muc cat giam san luong dauIran không tham gia cuộc họp của OPEC+
thieu my nga va a rap saudi bat dong muc cat giam san luong dauMỹ đe dọa rút quân khỏi Ả Rập Saudi nếu nước này không giảm sản lượng
thieu my nga va a rap saudi bat dong muc cat giam san luong dau
Một giàn khoan ở Texas, Mỹ

Nhu cầu dầu toàn cầu đã giảm tới 30% vì lệnh phong tỏa đã khiến các chuyến bay bị hoãn, các phương tiện giao thông hạn chế lưu thông và nhiều hoạt động kinh tế bị đình trệ. Giá dầu đã giảm xuống dưới mức chi phí sản xuất của nhiều nhà sản xuất dầu, kể cả ngành công nghiệp dầu đá phiến đang bùng nổ của Mỹ.

Tuần trước, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề xuất với nhà lãnh đạo OPEC là Ả Rập Saudi và Nga về việc cắt giảm sâu từ 10 - 15 triệu thùng mỗi ngày hay 10 - 15% nguồn cung toàn cầu.

Riyadh và Moscow cho biết thỏa thuận cắt giảm sâu của họ sẽ phụ thuộc vào Mỹ và các nước không thuộc OPEC.

Trump lãnh đạo nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới, tuy nhiên chính quyền của ông không muốn cắt giảm nguồn cung trong nước. Bộ Năng lượng Mỹ liên tục lặp lại quan điểm này, cho rằng sản lượng của Mỹ đã giảm mà không cần chính phủ tác động.

Ả Rập Saudi và Moscow vẫn chưa công khai bất kỳ thỏa thuận nào về việc cắt giảm hay cách thức cắt giảm được phân bổ giữa Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Nga và các nhà sản xuất khác.

Khi được hỏi liệu sản lượng dầu của Mỹ sụt giảm tự nhiên do giá dầu giảm có thể được tính là giảm hay không, phát ngôn viên của Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết hôm thứ Tư (8/4): “Đó là hai vấn đề giảm hoàn toàn khác nhau”.

Ông nói: “Bạn đang so sánh sự sụt giảm nhu cầu tổng thể với việc cắt giảm nhằm mục đích ổn định thị trường toàn cầu. Đây là những khái niệm khác nhau và không thể mang chúng so sánh giống nhau được”.

Sau cuộc họp của OPEC+ vào hôm nay (9/4) sẽ diễn ra cuộc họp giữa các Bộ trưởng Năng lượng của nhóm G20 vào ngày mai (10/4).

Để phân bổ mức cắt giảm giữa các nhà sản xuất, Moscow, Riyadh và những nhà sản xuất khác cần thống nhất mức sản lượng cơ sở để tính toán cắt giảm.

Các nguồn tin của OPEC cho biết Riyadh muốn tất cả mức cắt giảm đối với các nước được tính từ sản lượng cao nhất trong tháng Tư của nước đó. Nhưng Nga nói việc cắt giảm nên dựa trên sản lượng quý đầu tiên trước khi bắt đầu cuộc chiến giá dầu.

OPEC cho biết: “Việc cắt giảm vẫn phải phụ thuộc vào mức sản lượng cơ sở”.

Hãng thông tấn TASS của Nga cho biết, tất cả các quốc gia tham gia cắt giảm phải thực hiện cắt giảm trong 3 tháng bắt đầu từ tháng Năm.

Giá dầu giảm ở mức thấp nhất trong gần 2 thập kỷ vào tháng 3, giao dịch ở mức 34 USD/thùng, thấp khoảng một nửa mức giá cuối năm 2019, trước khi xảy ra đại dịch khiến các nước thực hiện lệnh phong tỏa và giá dầu sụp đổ.

https://nangluongquocte.petrotimes.vn/

Yến Phạm