Nga phê chuẩn chương trình phát triển sản xuất LNG đến năm 2035
![]() |
![]() |
![]() |
Theo đó, công suất sẽ tăng gấp 3 lần lên 140 triệu tấn/năm thông qua cơ chế kích thích đầu tư vào cụm sản xuất LNG tại các khu vực cơ sở tài nguyên giàu có như bán đảo Yamal và Gydan, Viễn Đông, biển Okhotsk, Bắc Băng Dương và thềm lục địa Bắc Cực.
Ngoài ra, chương trình này đề cập đến đẩy nhanh tiến trình khí hóa ở khu vực xa xôi hẻo lánh bằng LNG, bao gồm cả sản xuất quy mô nhỏ và thiết bị cần thiết, cung cấp năng lượng cho mọi đối tượng, giảm sự phụ thuộc vào nhà độc quyền Gazprom.
Theo đánh giá của Shell, thị trường LNG thế giới trong 15 năm tới tăng trưởng 3,5%/năm, nhu cầu bổ sung đến năm 2035 ước tính đạt 340 tỷ m3. Trong khi đó, ngoài Liên Bang Nga, các cường quốc LNG như Qatar, Mỹ, Úc đều có kế hoạch tăng mạnh năng lực sản xuất, cụ thể, Mỹ tăng từ 100 tỷ m3 năm 2020 lên 142 tỷ m3 vào năm 2025 và đến năm 2025 - 285 tỷ m3, Qatar khoảng 47 tỷ m3 vào năm 2025. Như vậy, dự báo sẽ có cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nước sản xuất LNG trong thập kỷ tới. Lợi thế cạnh tranh của LNG Nga – giá thành, đã bao gồm chi phí vận chuyển đến cảng nhập khẩu ở mức 3,7-7,0 USD/MMBtu so với 2,8 – 11,0 USD/MMBtu đối với LNG Qatar, Úc tại thị trường châu Á-Thái Bình Dương và 7,0 – 10,0 USD/MMBtu đối với LNG Mỹ. Giá thành LNG Nga được tính dựa trên chi phí khai thác 0,2-1,0 USD/MMBtu, chi phí hóa lỏng (xây dựng nhà máy, cơ sở hạ tầng xuất khẩu) khoảng 2,0-4,0 USD/MMBtu, chi phí vận chuyển đến người tiêu dùng khoảng 1,5-2,0 USD/MMBtu.
Viễn Đông
- Giá dầu hôm nay (21/4): Dầu thô giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
- Tin thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay trở lại sắc đỏ
- Tận dụng giá LNG giảm sâu, Châu Á tăng mạnh nhập khẩu
- Bản tin Năng lượng xanh: Quyết định của chính quyền Trump dừng dự án điện gió ngoài khơi New York khiến ngành điện gió ngoài khơi choáng váng
- Vì sao Mỹ yêu cầu Equinor dừng dự án điện gió ngoài khơi?