Mỹ “minh oan” cho Nga trong cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu

18:12 | 09/11/2021

|
(PetroTimes) - Trong khi sự bất mãn trong xã hội bắt đầu xuất hiện, những nghi vấn về sự gia tăng giá năng lượng ngày càng gia tăng. Theo tổ chức think tank Hội đồng quan hệ đối ngoại của Mỹ (CFR), cuộc khủng hoảng năng lượng ảnh hưởng đến châu Âu không phải do Nga mà do một số yếu tố khác nhau.
Mỹ “minh oan” cho Nga trong cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu

Trong khi một số đổ lỗi cho năng lượng tái tạo gây ra cuộc khủng hoảng năng lượng ở châu Âu, những người khác lại chỉ ra hành động của Moscow, bị nghi ngờ đóng van dầu và khí đốt tới châu Âu. Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schröder và chính Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đều nói rằng không có bằng chứng để buộc tội Nga.

Chuyên gia Stephen Sestanovich, thuộc CFR, giải thích trên thực tế rằng việc tăng giá là do nhiều yếu tố kinh tế chứ không phải do Điện Kremlin.

"Một số nhà phân tích coi Nga là nhân vật phản diện của cuộc khủng hoảng mới này, nhưng căng thẳng trên thị trường có một số lý do khác: sản xuất khí đốt ở châu Âu giảm, nhu cầu năng lượng tăng mạnh ở châu Á, nguồn dự trữ trong mùa đông 2020-2021 cạn kiệt và sản lượng điện từ ​​các nguồn tái tạo suy giảm”, nhà nghiên cứu Mỹ cho biết.

Stephen Sestanovich nhấn mạnh thêm rằng Moscow đang cố gắng bằng cách nào đó để tăng năng lực sản xuất và duy trì mức lưu trữ của riêng mình. Vào ngày 27/10, Tổng thống Vladimir Putin cũng đã tuyên bố rằng tập đoàn năng lượng Gazprom sẽ đẩy mạnh việc cung cấp khí đốt tới các bồn chứa ở châu Âu trong tháng 11.

Tuy nhiên, tổ chức think-tank của Mỹ khẳng định rằng Nga sẵn sàng "khai thác các lỗ hổng của các đối tác thương mại". Đặc biệt, Moscow có thể tận dụng cuộc khủng hoảng để gây áp lực lên Nord Stream 2, vốn đã hoàn thành xây dựng nhưng vẫn đang chờ các cơ quan quản lý bật đèn xanh để bắt đầu hoạt động.

Stephen Sestanovich cũng lưu ý rằng các nước châu Âu vẫn còn chia rẽ về vấn đề đường ống dẫn khí đốt này.

Chuyên gia CFR kết luận rằng một mình Moscow "khó có thể bị đổ lỗi" vì giá năng lượng tăng vọt ảnh hưởng đến châu Âu. Tuy nhiên, ông lấy làm tiếc rằng Nga tiếp tục dựa trên chính sách ký hợp đồng dài hạn với các đối tác châu Âu.

Tổng thống Vladimir Putin cũng đã giải thích về vấn đề này vào giữa tháng 10, khẳng định rằng Nga đã thực hiện các cam kết của mình đối với châu Âu. Ông chỉ trích mong muốn của người châu Âu khi thay các hợp đồng ngắn hạn cho các hợp đồng dài hạn bằng cách trông cậy vào thị trường giao ngay. Nhưng thị trường này thời gian qua đã bùng nổ.

Trong mọi trường hợp, khủng hoảng năng lượng làm chia rẽ sâu sắc khối EU. Vào ngày 26/10, một cuộc họp của các bộ trưởng năng lượng châu Âu ở Luxembourg đã không đạt được kết quả nào. Giờ là lúc cho các biện pháp quốc gia.

Khủng hoảng năng lượng có thể lan rộng sang nhiều nước ở Châu ÂuKhủng hoảng năng lượng có thể lan rộng sang nhiều nước ở Châu Âu
Khủng hoảng năng lượng châu Âu khiến thị trường căng thẳng và giá cao kỷ lục còn tiếp diễnKhủng hoảng năng lượng châu Âu khiến thị trường căng thẳng và giá cao kỷ lục còn tiếp diễn

Nh.Thạch

AFP