Libya khởi động xây dựng nhà máy lọc dầu
![]() |
Người đứng đầu Công ty dầu khí quốc gia Libya (NOC), Mustafa Sanalla, phát biểu tại lễ khởi công |
"Đây là một dự án quan trọng", người đứng đầu Chính phủ, Abdelhamid Dbeibah, phát biểu trong buổi lễ khởi công ở Tripoli.
"Khoản đầu tư từ 500 đến 600 triệu đô la xây dựng nhà máy này sẽ cho lợi nhuận hàng năm dự kiến là 75 triệu đô la", người đứng đầu Công ty dầu khí quốc gia Libya (NOC), Mustafa Sanalla, nhấn mạnh.
Ông Sanalla cho biết, nhà máy sẽ có công suất hàng ngày là "1,3 triệu lít xăng, hơn một triệu lít dầu diesel và 600.000 lít dầu hỏa".
Nhà máy lọc dầu sẽ được đặt gần al-Charara, một mỏ dầu lớn nằm ở khu vực Ubari (cách Tripoli 900 km về phía nam), sản xuất trung bình 300.000 thùng mỗi ngày.
Được công bố vào đầu những năm 1980, dự án nhà máy lọc dầu ở sa mạc phía nam Libya đã bị trì hoãn trong nhiều năm. Công ty dầu mỏ Zallaf của Libya chịu trách nhiệm thực hiện các nghiên cứu kỹ thuật và kế hoạch phát triển.
Cũng tại buổi lễ khởi công này, các nhà chức trách Libya cũng công bố một dự án nhà máy sản xuất bình gas quy mô khiêm tốn hơn ở cùng khu vực.
Libya, quốc gia có trữ lượng dầu dồi dào nhất ở châu Phi, đã cố gắng thoát khỏi một thập kỷ hỗn loạn kể từ khi chế độ Muammar Gadhafi sụp đổ vào năm 2011.
Sau nhiều năm xung đột, một Chính phủ đoàn kết đã được thành lập vào đầu năm 2021 để chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào tháng 12 tới.
Trong những năm gần đây, hoạt động kinh tế ở quốc gia Bắc Phi này đã bị ảnh hưởng bởi sự chia rẽ chính trị sâu sắc giữa các chính quyền đối lập.
Sản lượng dầu đã dần phục hồi, đạt mức trung bình 1,2 triệu thùng/ngày kể từ tháng 12/2020, nhưng vẫn thấp hơn 1,5 - 1,6 triệu thùng/ngày trước chiến tranh.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
- TotalEnergies lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho Samsung Việt Nam
- Trung Quốc gia hạn lệnh đình chỉ nhập khẩu LNG của Mỹ
- Dưới thời ông Trump, ngành AI Mỹ sẽ phát triển mạnh mẽ?
- Nhật Bản muốn thuê Malaysia chôn CO2 dưới các mỏ khí đã cạn kiệt
- Liên minh Trung Quốc - EU bù đắp khoảng trống của Mỹ trong cuộc chiến về khí hậu