Khủng hoảng giá dầu: Algeria tìm cách chống cự, chưa muốn đi vay nợ nước ngoài

07:24 | 13/04/2020

|
(PetroTimes) - Giá dầu gần đây giảm khiến các nhà chức trách Algeria đẩy nhanh quá trình đưa nền kinh tế thoát khỏi sự phụ thuộc vào vàng đen. Để tránh những ảnh hưởng xấu, Algeria đã công bố một loạt các biện pháp.
khung hoang gia dau algeria tim cach chong cu chua muon di vay no nuoc ngoai

Vấn đề đưa nền kinh tế thóat khỏi sự phụ thuộc vào dầu mỏ được đề cập thường xuyên ở Algeria nhưng không bao giờ được giải quyết. Sự phụ thuộc của nền kinh tế Algeria vào hydrocarbon - cung cấp 60% chi tiêu ngân sách và 92% dòng vốn ngoại tệ của đất nước - tạo ra một thách thức lớn cho chính phủ mới. Thời gian không còn nhiều: từ cuối năm 2014 đến cuối năm 2019, dự trữ ngoại hối đã giảm từ gần 180 tỷ USD xuống còn 62 tỷ USD.

Giá dầu giảm mạnh là hậu quả của sự sụt giảm nhu cầu thế giới kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát và sự thất bại của thỏa thuận giữa OPEC và Nga về việc giảm sản lượng dầu. Việc giá dầu giảm gây áp lực khiến chính quyền Algeria phải cải cách nền kinh tế để tránh một kịch bản “ác mộng”. Giá dầu giảm mạnh cũng không thể hỗ trợ cho ngân sách của đất nước vì tùy thuộc vào mỗi năm, ngân sách của quốc gia yêu cầu giá mỗi thùng phải hơn 100 USD để duy trì cán cân tài chính.

“Algeria phải đối mặt với những biến động trong thị trường dầu mỏ do sự đa dạng hóa thấp của nền kinh tế. Doanh thu hydrocarbon sẽ bị tác động mạnh vì giá đã dưới mức yêu cầu của quốc gia. Có thể, khoản thu này trong năm 2020 sẽ nằm trong khoảng 34 tỷ USD, tùy thuộc vào diễn biến của cuộc khủng hoảng”, chuyên gia Morad Preure và cựu lãnh đạo tập đoàn dầu khí quốc gia Sonatrach cho biết.

Thủ tướng Algeria Abdelaziz Djerrad thừa nhận: “Tình hình tài chính của Algeria rất mong manh do phụ thuộc vào thị trường dầu mỏ”.

Chính quyền Algeria cố gắng chống cự

Để chống lại việc giá dầu giảm mạnh, Tổng thống Algeria Abdelmadjid Tebboune đã đưa ra một loạt các biện pháp cho các bộ trưởng tại cuộc họp vào đầu tháng 4 để đánh giá tình hình kinh tế. Theo cơ quan thông tấn quốc gia Algeria APS, người đứng đầu nhà nước Algeria yêu cầu Bộ trưởng Bộ Tài chính trình bày Luật Tài chính bổ sung bao gồm các biện pháp có khả năng chống lại các hiệu ứng tài chính do cuộc khủng hoảng hiện nay. Bên cạnh đó, bộ trưởng cũng được giao nhiệm vụ đẩy nhanh quá trình thiết lập các ngân hàng Hồi giáo tư nhân và các ngân hàng khác.

Cũng theo chiều hướng này, để hạn chế nhập khẩu lên tới 41 tỷ euro, Tổng thống Abdelmadjid Tebboune đã chỉ thị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp tăng sản lượng quốc gia nhằm giảm ít nhất 50% lượng sản phẩm nhập khẩu cho người và vật nuôi. Lượng nhập khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp của Algeria năm 2019 lên tới hơn 8 tỷ USD.

Hiện tại, người đứng đầu nhà nước Algeria đã loại bỏ khả năng phải đi vay nợ nước ngoài để giải quyết tình hình khó khăn hiện tại.

khung hoang gia dau algeria tim cach chong cu chua muon di vay no nuoc ngoai

Cuộc họp của OPEC+ có kết thúc cuộc chiến giá dầu giữa Nga - Ả Rập Xê-út?

Nga và Ả Rập Xê-út sẽ gặp mặt trong khuôn khổ cuộc họp trực tuyến của OPEC+ dự kiến diễn ra hôm nay, để thảo luận về việc giảm sản lượng dầu, dù hai quốc gia này đang bị cuốn vào cuộc chiến giá dầu.

khung hoang gia dau algeria tim cach chong cu chua muon di vay no nuoc ngoai

Những tác động của khủng hoảng giá dầu

Đại dịch Covid-19 và cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Arập Xêút như một cú hích đẩy giá dầu lao dốc không phanh. Đâu là giới hạn của đà giảm giá “vàng đen” hiện nay, những nước phụ thuộc vào dầu mỏ sẽ hành động ra sao sau cú sốc kép?

khung hoang gia dau algeria tim cach chong cu chua muon di vay no nuoc ngoai

Phản ứng nhanh chóng của ngành công nghiệp dầu mỏ trong khủng hoảng giá dầu

Giá dầu Brent đã giảm 50% và có thể giảm tiếp 50% nữa trong những tuần tới khi nhu cầu giảm và nhiều nguồn cung của Saudi Arabia và Nga xuất hiện trên thị trường. Các công ty đang làm gì khi đối mặt với thách thức này.

Nh.Thạch

AFP