Hungary và Slovakia xung đột với Ukraine khi nước này cấm dầu của Lukoil
![]() |
![]() |
![]() |
Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto |
Slovakia và Hungary đã gia tăng áp lực lên Kyiv sau khi nước này tuyên bố tuần trước rằng họ đã ngừng nhận dầu từ Lukoil qua Ukraine. Ông Péter Szijjártó cho biết Hungary nhận được 2 triệu tấn dầu từ tập đoàn Nga hằng năm, chiếm khoảng một phần ba tổng lượng dầu nhập khẩu của nước này.
“Tôi đã nói chuyện với Bộ trưởng ngoại giao Ukraine ngày hôm qua. Ông ấy nói rằng họ cho phép mọi chuyến dầu được chuyển qua, nhưng điều đó không đúng với sự thật”, ông Szijjártó nói với các phóng viên khi ở Brussels.
Ông cho biết hai nước đã bắt đầu tham vấn với Ủy ban châu Âu và Ủy ban có ba ngày để phản hồi.
Ông cho biết nếu thủ tục tham vấn không mang lại kết quả, Hungary và Slovakia sẽ đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế.
Người phát ngôn của Ủy ban châu Âu cho biết họ đã nhận được yêu cầu từ Hungary và Slovakia và đang xem xét.
Bộ ngoại giao Ukraine không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận, trong khi đó người đứng đầu công ty năng lượng Ukraine Naftogaz cho rằng Lukoil đang thiếu dầu.
“Khối lượng dầu được trung chuyển trong tháng 7 cũng giống như các tháng trước. Mặc dù không có dầu của Lukoil nhưng khối lượng thì vẫn như vậy”, Tổng Giám đốc điều hành Naftogaz Oleksiy Chernyshov cho biết.
Nguồn cung cấp của Lukoil thông qua tuyến đường ống phía nam Druzhba chiếm khoảng 50% lưu lượng của đường ống này, do đó các nhà máy lọc dầu của MOL tại Slovakia và Hungary hoàn toàn phụ thuộc vào các chuyến hàng từ Lukoil.
Do dầu không được chuyển đến Hungary và Slovakia, nên Lukoil đã thêm khoảng 140.000 tấn dầu thô vào kế hoạch vận chuyển đến cảng Novorossiisk ở Biển Đen vào tháng 7, các nguồn tin thị trường cho biết.
Các nhà cung cấp khác
Nhà cung cấp lớn thứ hai qua tuyến đường ống này là Tatneft, công ty cũng cung cấp dầu cho MOL. Gazprom Neft, Russneft và một số nhà khai thác độc lập nhỏ khác cung cấp phần còn lại.
Ngoài ra, Hungary có thể nhập khẩu dầu từ cảng biển Omisalj của Croatia thông qua đường ống Adria, trong khi đó Slovakia chỉ có thể lấy dầu qua Hungary.
Kể từ tháng 4, lượng dầu nhập khẩu qua Omisalj vào khoảng 500.000 tấn mỗi tháng, bao gồm các loại Basrah, Azeri BTC và CPC Blend.
Nga vẫn tiếp tục cung cấp khí đốt tự nhiên và dầu mỏ cho Hungary và Slovakia không giáp biển thông qua Ukraine, bất chấp xung đột đang diễn ra ở nước này và lệnh trừng phạt của EU đối với dầu thô của Nga.
Các quốc gia này được miễn trừ lệnh trừng phạt dầu mỏ để có thêm thời gian chuyển đổi sang các nguồn cung cấp thay thế.
Cả Slovakia và Hungary đều cung cấp năng lượng cho Ukraine.
Ông Szijjártó cho biết Hungary đã cung cấp 42% lượng điện nhập khẩu của Ukraine vào tháng trước.
Cuối tuần qua, Thủ tướng Slovakia Robert Fico cho biết nước ông đã cung cấp dầu diesel cho Ukraine. Ông cũng chỉ trích lệnh trừng phạt đối với Nga, và cho biết Slovakia sẽ không trở thành “con tin” trong mối quan hệ Ukraine-Nga.
Hôm thứ Hai 23/7, Bộ trưởng Ngoại giao Slovakia Juraj Blanar nhắc lại một số bình luận của ông Fico, nói rằng các lệnh trừng phạt có tác động đến Slovakia và EU nhiều hơn so với tác động đến Nga.
Lệnh cấm của Ukraine không ảnh hưởng đến các nhà xuất khẩu dầu khác của Nga.
Yến Anh
Euractiv
- Vì sao Pháp phải hạ mục tiêu phát triển hydro carbon thấp?
- Nhà máy lọc dầu Thổ Nhĩ Kỳ quay lại với dầu thô Nga
- Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay tăng nhẹ
- Thái Lan gia nhập nhóm các nước muốn tăng nhập khẩu LNG của Mỹ để tránh thuế quan
- Mỹ và UAE đàm phán thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự mới