Hiện còn bao nhiêu người trên thế giới không có điện để dùng?

14:37 | 10/06/2023

|
(PetroTimes) - “Nhiều quốc gia sẽ không có khả năng cấp điện toàn quốc vào năm 2030” nếu không bổ sung thêm nỗ lực lớn vào lĩnh vực này. Đây là kết luận của 5 tổ chức quốc tế, bao gồm Hội đồng Kinh tế và Xã hội của Liên Hợp Quốc, IEA, Ngân hàng Thế giới, IRENA và WHO trong báo cáo “Tracking SDG7: The Energy Progress Report 2023” niên được đăng tải vào ngày 9/6
Hiện còn bao nhiêu người trên thế giới không có điện để dùng?

Chương trình nghị sự 2030 của LHQ và SDG7

Trong Chương trình nghị sự 2030 được thông qua vào năm 2015, Liên Hợp Quốc đề cập đến 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (Sustainable Development Goal - SDG). Mục tiêu thứ 7 trong số đó (SDG7), là đảm bảo vào năm 2030, “mọi người đều có thể tiếp cận những dịch vụ năng lượng hiện đại và đáng tin cậy, với chi phí rẻ”, thêm vào đó là tăng “đáng kể” tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng toàn cầu, bằng cách nâng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này, và cuối cùng là “nâng cao tiến bộ về hiệu quả năng lượng”.

Tính từ thời điểm thông qua Chương trình nghị sự 2030 (năm 2015) cho đến nay, “nửa chặng đường” đã trôi qua. Tuy nhiên, như năm trước, báo cáo cho rằng “những nỗ lực hiện tại là không đủ” để đạt được SDG7 trong thời hạn. Theo văn bản, “những nỗ lực hiện tại” được ghi nhận chủ yếu trong một số hoạt động, với điểm sáng nhất là sự gia tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo để sản xuất điện. Dù vậy, theo báo cáo, điểm này vẫn còn thiếu sót.

Hiện còn bao nhiêu người trên thế giới không có điện để dùng?

Chỉ có 91% dân số thế giới đã tiếp cận được điện

Vào năm 2021, theo dữ liệu mới nhất từ ​​Ngân hàng Thế giới, chỉ có gần 91% dân số thế giới được sử dụng điện - một tỷ lệ tương tự như năm 2020 (so với mức 84% của năm 2010).

Từ năm 2010, “hơn một tỷ người đã được tiếp cận điện năng”, nhưng tốc độ tăng tiếp cận này “đã chậm lại trong giai đoạn 2019-2021 so với những năm trước”.

Kết quả, vào năm 2021, gần 675 triệu người vẫn đang sống trong điều kiện không có điện trên toàn thế giới. Trong số đó, người dân sống ở khu vực châu Phi cận Sahara chiếm tỷ lệ cao nhất: 84% (tức 567 triệu người, bao gồm 86 triệu ở Nigeria, 76 triệu ở Cộng hòa Dân chủ Congo và 55 triệu ở Ethiopia). Báo cáo gọi đây là “những quốc gia có thâm hụt lớn nhất”. Ở khu vực này, “tình trạng thiếu tiếp cận điện hầu như không thay đổi so với thời điểm năm 2010”.

Theo Ngân hàng Thế giới, “nếu không có biện pháp và chính sách bổ sung”, gần 660 triệu người trên thế giới có thể vẫn không có điện vào năm 2030 (bao gồm 560 triệu người ở châu Phi cận Sahara).

Báo cáo “Tracking SDG7” còn có một điểm quan trọng khác: “Có đến 2,3 tỷ người tiếp tục sử dụng nhiên liệu và công nghệ gây ô nhiễm để nấu ăn, chủ yếu là ở châu Phi cận Sahara và châu Á”. Sự phụ thuộc lớn vào nhiên liệu sinh khối truyền thống cũng đồng nghĩa với việc “các hộ gia đình dành tới 40 giờ/tuần để kiếm củi và nấu ăn, điều này ngăn cản phụ nữ tìm kiếm việc làm hoặc tham gia vào những cơ quan có thẩm quyền ở địa phương, và trẻ em cũng không được đi học”.

Hỏa hoạn gây mất điện diện rộng ở SyriaHỏa hoạn gây mất điện diện rộng ở Syria
Cả nước Pakistan chìm trong bóng tối sau sự cố mất điện lớnCả nước Pakistan chìm trong bóng tối sau sự cố mất điện lớn
Nam Phi ban bố tình trạng thảm họa toàn quốc về năng lượngNam Phi ban bố tình trạng thảm họa toàn quốc về năng lượng

Ngọc Duyên

AFP