Hà Lan ngừng khai thác mỏ khí đốt lớn nhất châu Âu
![]() |
Khu vực khai thác mỏ khí đốt tự nhiên Groningen, nằm ở phía Bắc Hà Lan |
Tuy nhiên, các nhà chức trách quyết định duy trì hoạt động của 11 đơn vị khai thác cuối cùng ở mỏ Groningen thêm 1 năm nữa trước khi đóng cửa hoàn toàn để đề phòng mùa đông "quá khắc nghiệt", trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị dai dẳng.
Mỏ Groningen được đưa vào khai thác từ năm 1963. Trong hơn 20 năm qua, người dân địa phương đã phải hứng chịu nhiều trận động đất có cường độ thấp nhưng tâm chấn nông, gây ra nhiều thiệt hại. Nguyên nhân xảy ra động đất là do các túi chân không hình thành trong quá trình khai thác khí.
Người dân đã rất hân hoan đón nhận tin đóng cửa mỏ vào năm 2018 nhưng lại bị vỡ mộng khi các chuyên gia cảnh báo rằng động đất có thể vẫn sẽ tiếp tục xảy ra trong nhiều năm.
Mặc dù hoạt động khai thác khí đốt từ mỏ này gần như bị cắt giảm về 0 trong vài năm qua, nhưng đến năm 2022, giới chức Hà Lan vẫn quyết định hoãn việc đóng các van mỏ khí đốt do thị trường năng lượng toàn cầu bất ổn vì tác động từ cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Ông Jan Wigboldus, Chủ tịch Hội đồng Khí đốt Groningen, một hiệp hội địa phương chuyên vận động giúp đỡ các nạn nhân động đất, nói với AFP rằng "rất nhiều người dân trong khu vực gặp vấn đề về tâm lý do hoạt động khai thác khí đốt".
Nhiều người đang phải đối mặt với những vấn đề pháp lý liên quan đến việc bồi thường.
Một báo cáo của Ủy ban Nghị viện vào tháng 2 đã cáo buộc chính quyền Hà Lan không chú ý đến những rủi ro dài hạn khi hoạt động khai thác diễn ra, đồng thời khẳng định rằng chính phủ có nghĩa vụ phải khắc phục tình trạng này.
Theo công ty dầu khí Shell, khoảng 2.300 tỷ m3 khí đốt đã được khai thác từ mỏ Groningen, mang lại lợi nhuận lên đến 429 tỷ euro trong giai đoạn 1963-2020. Trong đó, 85% lợi nhuận đã được chuyển vào kho bạc nhà nước.
Hàng núi mảnh vụn đường ống chất đống tại các trạm khai thác cũ đang trong quá trình tháo dỡ trong nhiều tháng qua.
Nhưng theo các chuyên gia, động đất có thể vẫn sẽ tiếp diễn trong nhiều năm tới dù hoạt động khai thác đã chấm dứt.
Nhiều ngôi nhà ở vùng Groningen đã được cải tạo hoặc xây dựng lại để có kết cấu chống động đất.
Trong một chuyến thăm địa điểm này vào thứ Sáu tuần trước (29/9), Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã cho biết rằng hiện có "hàng chục nghìn trẻ em đang phải sống trong hoàn cảnh tồi tệ trong khu vực".
Ý Thiên
AFP
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 7/5: Sản lượng điện từ nhiên liệu hóa thạch của Mỹ giảm xuống dưới 50%
- Thực hư việc Shell đề nghị mua lại BP
- Quyết định tăng sản lượng của OPEC+ có tác động gì đến thị trường dầu mỏ toàn cầu?
- Sản lượng dầu thô của Mỹ đạt đỉnh sớm hơn dự kiến
- Big Oil quyết vượt bão, liệu có tái hiện một cuộc chiến nguồn cung kiểu cũ?