G7 không trợ cấp cho các nhà máy nhiệt điện than từ cuối năm 2021
![]() |
Thỏa thuận giữa các nước công nghiệp phát triển này "nhằm mục đích chấm dứt tài trợ công cho các nhà máy nhiệt điện than thông thường từ cuối năm nay", Bộ trưởng Môi trường Đức Svenja Schulze cho biết trong một tuyên bố.
"G7 đồng ý rằng bất kỳ khoản đầu tư mới nào vào sản xuất nhiệt điện than trên toàn thế giới phải dừng lại ngay bây giờ, vì nó không phù hợp với mục tiêu" hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C vào cuối thế kỷ này, như đã được ấn định trong Hiệp định Paris”, thông cáo báo chí nêu rõ.
Đối với Bộ trưởng Đức, đây là "một bước tiến quan trọng vì chỉ bằng cách này, chúng tôi, các nước công nghiệp phát triển, mới có thể yêu cầu một cách đáng tin cậy rằng những người khác noi theo".
Một cam kết khác trong cuối cuộc họp này: "Cung cấp điện phải được khử cacbon càng nhiều càng tốt trong những năm 2030, nghĩa là điện phải được sản xuất không từ than, dầu và khí đốt".
Các bộ trưởng cũng muốn các quốc gia của họ đạt được sự trung hòa carbon "không muộn hơn năm 2050". Đức gần đây đã nâng cao các mục tiêu khí hậu để đạt được sớm nhất vào năm 2045.
Vương quốc Anh, hiện đang chủ trì G7, sẽ tổ chức hội nghị khí hậu trực tiếp COP26 vào tháng 11 tại Glasgow.
Ban đầu dự kiến vào tháng 11 năm 2020 và bị hoãn lại vì Covid, hội nghị thượng đỉnh này quy tụ các nhà lãnh đạo từ 196 quốc gia, sẽ diễn ra, theo các nhà tổ chức, trong khi thế giới đang ở "thời điểm quan trọng" và sẽ là "hy vọng cuối cùng" trong cuộc chiến bảo tồn khí hậu.
Nh.Thạch
AFP
- Chính sách của Tổng thống Trump khiến nhiều dự án năng lượng tái tạo phải hủy bỏ
- Mỹ sẽ hủy bỏ các cuộc đàm phán với Ukraine nếu không có tín hiệu tiến triển
- Còn nhiều hoài nghi về mục tiêu xuất khẩu khí đốt của Azerbaijan
- Giá dầu hôm nay (21/4): Dầu thô giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
- Tin thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay trở lại sắc đỏ