FED: Dư thừa dầu mỏ toàn cầu sẽ kéo dài đến năm 2021
![]() |
Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ chi nhánh Dallas Robert Kaplan. |
Phát biểu trước báo giới, ông Kaplan nói: "Có thể phải đến nửa sau năm 2021, tùy thuộc vào tăng trưởng kinh tế, mới có thể sử dụng hết lượng dầu dư thừa trên toàn cầu hiện nay. Trong trường hợp kinh tế tăng trưởng chậm hơn, tình trạng này có thể còn kéo dài đến năm 2022".
Các tác động tiêu cực của dịch bệnh đến kinh tế, các biện pháp phong tỏa đi lại và tình trạng thất nghiệp diện rộng đã góp phần khiến dầu mất giá 45% kể từ đầu năm, xuống mức thấp hơn cả chi phí sản xuất.
Thời gian gần đây, các doanh nghiệp sản xuất dầu khí Mỹ đã tiến hành cắt giảm sản lượng xuống mức mà ông Kaplan dự báo sẽ chỉ còn 10,8 triệu thùng/ngày vào tháng 12, thấp hơn năm ngoái khoảng 2 triệu thùng/ngày.
Các công ty năng lượng giảm trung bình 1/3 chi tiêu của năm 2020, trong khi cắt giảm nhân công hàng loạt xảy ra trong toàn bộ ngành này.
Hồi đầu tháng này, nhà cung cấp dịch vụ Halliburton thông báo sẽ cắt giảm 22% nhân viên tại trụ sở chính của công ty, đợt cắt giảm mạnh nhất trong các chi nhánh của công ty này ở Mỹ. Trong khi đó, công ty dầu mỏ lớn thứ 2 của Mỹ là Chevron ngày 27/5 cũng thông báo với nhân viên về việc cắt giảm 15% lao động của công ty trên toàn cầu trong những tháng tới.
Theo ông Kaplan, các công ty nhỏ hơn và những công ty không thể trả nợ sẽ không thể tồn tại. Ông cũng cảnh báo rằng, sau những đợt cắt giảm mạnh lực lượng lao động, việc đưa mọi người trở lại làm việc không phải là chuyện dễ dàng.
"Đây từng là một thách thức trong quá khứ và có thể còn là thách thức trong tương lai", vị quan chức FED đưa ra cảnh báo.
Bình An
Reuters
- Malaysia- thị trường chiến lược cho các dự án thượng nguồn và đường ống
- Séc sau 60 năm phụ thuộc hoàn toàn vào dầu mỏ Nga
- Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/4: Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran
- Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump