EU yêu cầu ngành nhiên liệu hóa thạch đóng góp để chống biến đổi khí hậu

20:16 | 05/03/2024

|
(PetroTimes) - Liên minh Châu Âu dự kiến ​​kêu gọi ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch giúp chi trả cho việc chống biến đổi khí hậu ở các nước nghèo hơn theo mục tiêu của Liên hợp quốc, khi các quốc gia chuẩn bị đàm phán trong năm nay về một vấn đề mục tiêu tài chính toàn cầu, theo một tài liệu dự thảo.
Báo động về thiếu đầu tư ngành dầu khí - Vẫn có một lý do giúp người tiêu dùng có thể thở phàoBáo động về thiếu đầu tư ngành dầu khí - Vẫn có một lý do giúp người tiêu dùng có thể thở phào
EU có dễ dàng ngăn khí đốt của Nga được trung chuyển qua Ukraine?EU có dễ dàng ngăn khí đốt của Nga được trung chuyển qua Ukraine?
EU yêu cầu ngành nhiên liệu hóa thạch đóng góp để chống biến đổi khí hậu
Ảnh minh họa

Các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hợp Quốc năm nay tại Baku, Azerbaijan, vào tháng 11, là thời hạn cuối cùng để các nước thống nhất một mục tiêu mới về việc các quốc gia công nghiệp hóa, giàu có phải trả bao nhiêu cho những quốc gia nghèo hơn để điều chỉnh trước những tác động nghiêm trọng nhất của một thế giới đang nóng hơn.

Do chi phí ngày càng tăng của các đợt nắng nóng chết người, hạn hán và mực nước biển dâng cao, dự kiến ​​mục tiêu tài chính mới về khí hậu sẽ lớn hơn nhiều so với cam kết hiện tại của Liên Hợp Quốc về các nước giàu sẽ chi 100 tỷ USD mỗi năm kể từ năm 2020, một mục tiêu mà họ không thể đáp ứng đúng hạn.

Vào cuối tháng này, cuộc họp của các Bộ trưởng ngoại giao EU dự kiến khối 27 quốc gia sẽ đề nghị ngành Dầu khí cũng nên đóng góp.

Theo dự thảo báo cáo của EU trước cuộc họp: “Nhận thấy rằng chỉ riêng tài chính công không thể cung cấp khoản tiền cần thiết cho mục tiêu mới, cần xác định và sử dụng các nguồn tài chính bổ sung, mới và sáng tạo từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả từ lĩnh vực nhiên liệu hóa thạch”.

Các quốc gia phải quyết định tại Baku liệu mục tiêu tài chính mới về khí hậu sẽ chỉ bao gồm tài trợ công, hay còn bao gồm cả tài trợ từ lĩnh vực tư nhân và các tổ chức quốc tế, để cố gắng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng nhanh của các quốc gia đang phát triển.

OECD cho biết nhu cầu đầu tư về khí hậu thực tế của các quốc gia nghèo có thể lên tới 1 nghìn tỷ USD mỗi năm vào năm 2025.

Người đứng đầu chính sách khí hậu của EU, Wopke Hoekstra cho biết ông sẽ cố gắng vận động sự ủng hộ đối với thuế nhiên liệu hóa thạch quốc tế. Tuy nhiên con đường đi đến bất kỳ thỏa thuận nào như vậy đều rất khó khăn.

Các cuộc đàm phán tại Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) năm ngoái về thuế phát thải CO2 đối với hoạt động vận tải biển đã bị các nước trong đó có Trung Quốc phản đối. Các cuộc đàm phán của IMO sẽ tiếp tục trong tháng này.

Theo dự thảo báo cáo, EU sẽ tiếp tục yêu cầu các nền kinh tế lớn mới nổi và những nền kinh tế có lượng khí thải CO2 và mức thu nhập bình quân đầu người cao – như Trung Quốc và các quốc gia Trung Đông – phải chi trả cho mục tiêu tài chính khí hậu mới của Liên Hợp Quốc.

Trước đây, Bắc Kinh đã kiên quyết phản đối điều này trong các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hợp Quốc. Câu hỏi quốc gia nào phải trả tiền dự kiến ​​sẽ là vấn đề cốt lõi tại Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP29 năm nay.

Yến Anh

Reuters