EU vẫn cần khí đốt từ Nga
![]() |
Chiến lược phát triển năng lượng xanh của EU dựa trên các nguồn năng lượng tái tạo và sử dụng hydro nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng vào ban đêm, khi các tấm pin mặt trời không hoạt động hoặc trong thời gian phong điện không thể hoạt động. Do vậy, nhu cầu về khí đốt vẫn sẽ gia tăng vì đây là nguồn nhiên liệu sản xuất hydro hợp lý nhất.
Xem xét cả phương án nhập khẩu hydro từ Nga thông qua Nord Stream – 2, theo tính toán của công ty năng lượng Uniper – Đức - đối tác của Gazprom trong dự án đường ống khí, ngay cả sau khi Nord Stream – 2 hoạt động hết công suất, EU vẫn sẽ thiếu hụt 300 tỷ m3 khí/năm. Lý do chính là sản lượng khí khai thác tại EU đang giảm nhanh chóng, ví dụ như sản lượng các giếng tại mỏ Groningen - Hà Lan (chiếm 15% tổng sản lượng khí EU) đang tụt dần, mỏ này sẽ đóng cửa vào năm 2022 (sớm hơn 8 năm so với dự kiến).
Ngoài ra các mỏ của Na Uy, Anh Quốc cũng đang cạn kiệt. Việc thiếu hụt nguồn cung khí đốt tại EU ngày một tăng trong điều kiện Mỹ đang tích cực ngăn cản nguồn cung từ Nga bằng mọi cách.
Viễn Đông
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 29/11: Tương lai của nhiên liệu hóa thạch là điểm nhấn tại COP28
- Tập đoàn Dầu khí quốc gia Libya cần bao nhiêu tiền để nâng sản lượng lên 2 triệu thùng/ngày?
- OPEC+ đang đối mặt với thách thức gì trong thị trường dầu mỏ?
- OPEC bảo vệ quyết liệt ngành dầu khí trước hội nghị COP28
- Vì sao Mỹ vẫn chậm trễ trong việc làm đầy kho dự trữ dầu thô chiến lược?