EU nghiên cứu hạ hơn nữa mức trần giá khí đốt
![]() |
Theo đó, EC đã đề xuất áp trần giá khí đốt của hợp đồng tương lai trên sàn giao dịch TTF của Hà Lan – chuẩn giá khí đốt toàn châu Âu, ở mức 275 MWh.
EU hi vọng sẽ đạt được thỏa thuận điều chỉnh mức trần trước ngày 13/12. Nhưng trước tiên, họ phải tìm được sự đồng thuận.
Cộng hòa Séc – quốc gia đảm nhiệm vị trí chủ tịch tiếp theo của Hội đồng EU, đã đề xuất hạ mức trần xuống còn 264 euro/MWh. Quốc gia này cũng kiến nghị áp trần giá khí đốt trong trường hợp giá TTF vượt mức trần liên tục trong 5 ngày hành chính, thay vì trong 2 tuần như đề xuất của EC.
Theo Reuters, nhiều quốc gia vẫn không nhất trí với đề xuất của Cộng hòa Séc. Thật vậy, có ít nhất 5 quốc gia kêu gọi hạ mức trần thấp hơn nữa.
Cụ thể, Ý, Ba Lan, Hy Lạp, Bỉ và Slovenia đưa ra hai đề xuất: Sử dụng mức giá trần cố định 160 euro/MWh hoặc “mức giá trần động”, có thể thay đổi tùy theo giá tham chiếu LNG.
Ngược lại, vẫn còn nhiều quốc gia khác, tiêu biểu là Đức và Hà Lan, không muốn áp dụng bất kỳ hình thức giới hạn giá nào. Theo Reuters, những nước này lo sợ rằng chính sách áp trần giá khí đốt sẽ khiến thị trường EU trở nên kém hấp dẫn đi trong mắt các nhà cung cấp khí đốt toàn cầu.
Tuy đang rơi vào tình huống “dầu sôi lửa bỏng”, các nhà ngoại giao dự đoán rằng, EU sẽ trải qua một tiến trình đàm phán khó khăn về mức giá trần. Họ cũng nghi ngờ về khả năng đạt được thỏa thuận trong cuộc họp tiếp theo giữa các Bộ trưởng năng lượng của các nước EU. Cuộc họp sẽ diễn ra vào ngày 13/12.
![]() |
![]() |
![]() |
Ngọc Duyên
AFP
- Giá dầu hôm nay (21/4): Dầu thô giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
- Tin thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay trở lại sắc đỏ
- Tận dụng giá LNG giảm sâu, Châu Á tăng mạnh nhập khẩu
- Bản tin Năng lượng xanh: Quyết định của chính quyền Trump dừng dự án điện gió ngoài khơi New York khiến ngành điện gió ngoài khơi choáng váng
- Vì sao Mỹ yêu cầu Equinor dừng dự án điện gió ngoài khơi?