EU cấm bán tàu chở dầu cho Nga
![]() |
Ủy ban Châu Âu đang đề xuất cấm bán tàu chở dầu cho Nga |
Liên minh châu Âu (EU) đang tìm cách ngăn chặn Moscow lách các biện pháp trừng phạt của phương Tây và hạn chế khả năng viện trợ quân sự của nước này cho cuộc chiến tại Ukraine.
Sau các cuộc thảo luận được tổ chức vào thứ Sáu bởi đại diện các quốc gia thành viên Liên minh Châu Âu (EU), giám đốc điều hành EU đã đề xuất việc bán tàu chở dầu sẽ gồm các điều khoản hợp đồng ngăn cản các tàu được bán lại cho Nga hoặc được sử dụng để vận chuyển dầu thô hoặc các sản phẩm dầu mỏ vượt mức giá trần được xác định là 60 USD một thùng.
“Cơ chế trần giá sẽ được dựa trên quy trình chứng thực cho phép các nhà khai thác trong chuỗi cung ứng dầu của Nga chứng minh rằng nó được mua ở mức giá bằng hoặc thấp hơn mức giá trần”.
“Để hỗ trợ thêm cho việc thực thi và tuân thủ cơ chế này, đồng thời ngăn chặn việc làm giả giấy chứng nhận, đề xuất còn gồm việc đưa vào giấy chứng nhận các chi phí phụ trợ chi tiết, chẳng hạn như bảo hiểm và cước vận chuyển”.
Thông tin này sẽ cần được chia sẻ trong toàn bộ chuỗi cung ứng, với từng giai đoạn chuyển tiếp thích hợp.
Ủy ban Châu Âu cũng có kế hoạch cấm nhập khẩu kim cương Nga, dù là tự nhiên hay tổng hợp và cả đồ trang sức có chứa kim cương Nga kể từ tháng 1/2024.
Đề xuất này gồm kế hoạch cấm nhập khẩu, mua và chuyển giao kim cương quá cảnh qua Nga cũng như kim cương Nga được chế tác ở nước thứ ba, chẳng hạn như Ấn Độ. Lệnh cấm mới nhất này sẽ được áp dụng dần từ tháng 3/2024.
Việc áp dụng các lệnh cấm nhập khẩu gián tiếp này có tính đến kế hoạch triển khai một cơ chế truy xuất nguồn gốc phù hợp, cho phép các biện pháp được thực thi hiệu quả và giảm thiểu sự gián đoạn đối với những người tham gia thị trường.
![]() |
![]() |
![]() |
Anh Thư
AFP
- Bùng nổ thủy điện và thách thức đầu tư tại Trung Á
- OPEC cáo buộc IEA phỉ báng ngành công nghiệp dầu khí
- Nhịp đập năng lượng ngày 28/11/2023
- Xuất khẩu LNG bị gián đoạn từ cơ sở xuất khẩu của Australia do tàu ngừng hoạt động
- Tuyên bố chung về việc nâng cấp quan hệ Việt Nam - Nhật Bản lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng tại châu Á và trên thế giới