EU bất ngờ tăng cường mua khí đốt từ Nga

14:41 | 05/04/2024

|
(PetroTimes) - Theo các tính toán dựa trên số liệu thống kê thương mại của khối, EU đã tăng cường mua khí đốt tự nhiên từ Nga vào năm 2023, mặc dù đã cam kết loại bỏ dần tất cả nhiên liệu nhập khẩu của Nga vào năm 2027.
EU bất ngờ tăng cường mua khí đốt từ Nga
EU đã mua hơn 15,6 triệu tấn LNG của Nga vào năm ngoái, tăng gần 40% so với năm 2021. Ảnh AFP

Theo Reuters, sự gia tăng đáng kể trong nhập khẩu diễn ra khi EU tăng cường cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga để bù đắp cho việc mất nguồn cung qua đường ống. Bên cạnh đó, nguyên nhân khiến trữ lượng nhiên liệu các nước EU giảm dần trong hai năm qua là do ảnh hưởng từ các lệnh trừng phạt liên quan đến Ukraine đối với Nga, vụ phá hoại đường ống Nord Stream và việc một số quốc gia thành viên EU từ chối thanh toán nhiên liệu bằng đồng rúp.

Tính toán cho thấy EU đã mua hơn 15,6 triệu tấn LNG của Nga vào năm ngoái, tăng gần 40% so với năm 2021. Sự gia tăng này đã đưa thị phần khí đốt của Nga trong tổng nguồn cung của khối lên khoảng 15%. Con số thấp hơn so với thị phần khoảng 37% mà khí đốt của Nga nắm giữ trước cuộc xung đột Ukraine, mặc dù nó lớn hơn nhiều so với mức khoảng 8% sau khi nhập khẩu qua đường ống sụt giảm vào năm 2022.

Báo cáo lưu ý rằng Tây Ban Nha, quốc gia trước đây không nhập khẩu khí đốt qua đường ống của Nga, đã trở thành nước tái xuất khẩu khí đốt lớn nhất của Nga bằng đường biển, đã mua khoảng 32% tổng số hàng hóa LNG của Nga. Theo sau là Bỉ và Pháp.

Nguồn cung tăng được cho là do Nga giảm giá LNG. Ví dụ, vào cuối năm 2023, LNG của Nga đã được bán trên thị trường Tây Ban Nha với giá 1 euro (1,07 USD) mỗi megawatt giờ, rẻ hơn so với giá chuẩn châu Âu (TTF), theo các nguồn tin trong ngành và giao dịch. Các tính toán cho thấy điều này giúp tiết kiệm khoảng 920.000 euro đối với một loại hàng hóa thông thường trị giá 41 triệu euro theo giá giao ngay. Năm nay, mức giá được cho là đã giảm xuống còn 30-50 euro.

Các công ty năng lượng lớn của Tây Ban Nha, bao gồm Repsol, Cepsa, Endesa và Iberdrola, từ chối xác nhận rằng họ đang mua khí đốt trực tiếp của Nga khi được yêu cầu bình luận. Tuy nhiên, Giám đốc điều hành Endesa Jose Bogas cho biết ông không loại trừ khả năng LNG của Nga đang được nhập khẩu từ bên thứ ba.

Nhìn chung, khí đốt Nga vẫn tương đối ổn định trước sức ép của các lệnh trừng phạt của EU đối với Moscow và lệnh cấm xuất khẩu dầu Nga bằng đường biển, nhưng đồng thời cũng đã thu hẹp đáng kể phạm vi thương mại giữa Moscow và EU nói chung. Dữ liệu do Reuters cung cấp có sự tương quan với số liệu được Phó Thủ tướng Nga Aleksandr Novak tiết lộ vào tháng 2. Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Expert, ông cho biết xuất khẩu LNG của Nga sang EU vào năm 2023 lên tới khoảng 15 triệu tấn, gần 1/3 tổng lượng xuất khẩu nhiên liệu của cả nước trong năm đó.

Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, khí đốt Nga còn lâu mới bị loại bỏ hoàn toàn, châu Âu đau đầu với ‘bàn cờ’ an ninh năng lượngTránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, khí đốt Nga còn lâu mới bị loại bỏ hoàn toàn, châu Âu đau đầu với ‘bàn cờ’ an ninh năng lượng
Châu Âu cần làm gì để giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga?Châu Âu cần làm gì để giảm phụ thuộc vào khí đốt Nga?
Hungary không cần Ukraine để mua khí đốt NgaHungary không cần Ukraine để mua khí đốt Nga

Anh Thư

TASS