Đến năm 2030 Ấn Độ vẫn phụ thuộc vào điện than
Nhận định này được đưa ra trong báo cáo của các nhà nghiên cứu từ Viện phát triển bền vững quốc tế (IISD) và Hội đồng năng lượng, môi trường và nước (CEEW).
![]() |
Nhà máy điện than gây ô nhiễm nặng ở Ấn Độ |
Đến năm 2030, tổng lượng điện được tạo ra ở Ấn Độ sẽ lên tới 830 GW, trong đó khoảng 400 GW sẽ là điện sản xuất từ than.
Các chuyên gia lưu ý rằng trong những điều kiện như vậy, chính phủ Ấn Độ cần áp dụng các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt cho các nhà máy điện than mà hiện tại hầu hết không được trang bị các công nghệ môi trường phù hợp.
Việc hiện đại hóa tất cả các doanh nghiệp sử dụng than để sản xuất điện sẽ tiêu tốn 860 tỷ rupee (khoảng 12,17 tỷ đô la Mỹ), điều này sẽ dẫn đến việc tăng chi phí điện lên 9-21%.
Nhà nghiên cứu từ IISD, Giáo sư W. Garg cho rằng việc sử dụng than để sản xuất điện là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tuổi thọ trung bình của người dân Ấn Độ thấp hơn so với mặt bằng chung trong khu vực.
Bên cạnh đó, theo chuyên gia này, hậu quả còn bao gồm cả ô nhiễm sông và không khí, giảm lưu lượng khách du lịch, thiệt hại cho cơ sở hạ tầng.
Chuyên gia từ CEEW, Tiến sĩ K. Ganesan nói rằng nếu các tiêu chuẩn môi trường vẫn bị bỏ qua, số người chết do ô nhiễm không khí ở Ấn Độ dự kiến sẽ gia tăng nhanh.
Trước đó, các chuyên gia của Trường Kỹ thuật cao cấp Thụy Sĩ Zurich đã công nhận hệ thống các nhà máy điện than của Ấn Độ là nguy hiểm nhất đối với môi trường trên thế giới.
Bá Thủy (Theo RT)
- Giá dầu hôm nay (21/4): Dầu thô giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
- Tin thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay trở lại sắc đỏ
- Tận dụng giá LNG giảm sâu, Châu Á tăng mạnh nhập khẩu
- Bản tin Năng lượng xanh: Quyết định của chính quyền Trump dừng dự án điện gió ngoài khơi New York khiến ngành điện gió ngoài khơi choáng váng
- Vì sao Mỹ yêu cầu Equinor dừng dự án điện gió ngoài khơi?