Dấu ấn tuần qua của các tập đoàn dầu khí thế giới

09:00 | 17/01/2021

|
(PetroTimes) - Aramco cắt giảm nguồn cung dầu cho châu Âu và châu Á; Gazprom nối lại đàm phán tổ hợp hóa khí tại bán đảo Yamal với Ả rập Xê út; Total và Engie thỏa thuận xây dựng cơ sở sản xuất hydro sạch lớn nhất Pháp... là những điểm nổi bật trong hoạt động của các công ty dầu khí lớn tuần qua.
Dấu ấn tuần qua của các tập đoàn dầu khí thế giới

Công ty Aramco của Ả Rập Xê-út thông báo cắt giảm nguồn cung dầu cho 9 khách hàng châu Âu và châu Á sau khi vương quốc này tự nguyện đồng ý cắt giảm sản lượng một triệu thùng/ngày trong tháng 2 và tháng 3/2021. Cụ thể, Aramco giảm nguồn cung dầu thô cho ít nhất 11 nhà máy lọc dầu ở châu Á và châu Âu.

Các quan chức của Aramco cho biết sẽ cung cấp ít dầu thô hơn cho các hợp đồng dài hạn vào tháng tới, cung cấp ít hơn tới 20-30% so với yêu cầu của một số nhà máy lọc dầu châu Á. Quyết định giảm lượng dầu bán ra của Ả Rập Xê-út được đưa ra trong bối cảnh nhu cầu dầu thô ở châu Á giảm do mùa bảo dưỡng các nhà máy lọc dầu kéo dài từ tháng 3 đến tháng 4. Ngoài ra, sự bùng phát của Covid-19 ở châu Á và châu Âu, việc ban bố tình trạng khẩn cấp ở các vùng của Nhật Bản và Malaysia, cũng đang làm giảm mức tiêu thụ dầu và khiến mức hoạt động của các nhà máy lọc dầu xuống mức thấp.

Gazprom đã nối lại đàm phán với SABIC của Ả rập Xê-út về việc tham gia chia sẻ rủi ro trong dự án xây dựng tổ hợp hóa khí lớn tại bán đảo Yamal trên cơ sở tài nguyên - cụm mỏ khí Bovanenkovo. Ngoài ra, công ty cũng mong muốn mời các nhà đầu tư tiềm năng Trung Quốc tham gia. Cụm mỏ Bovanenkovo bao gồm 3 mỏ khí - Bovanenkovskoye (lớn nhất về trữ lượng đã được thăm dò ở Yamal), Kharasaveyskoye và Kruzenshternskoye. Theo kế hoạch, tổ hợp hóa khí Yamal bao gồm 2 nhà máy xử lý khí công suất 37,7 tỷ m3/năm, 2,3 triệu tấn etan và 0,8 triệu tấn LPG và nhà máy hóa khí công suất 2,1 triệu tấn polyetylen với tổng vốn đầu tư khoảng 15 tỷ USD (70% là vốn vay).

Vào cuối năm 2020, Gazprom đã tổ chức một số cuộc đàm phán với đại diện SABIC liên quan đến dự án Yamal, theo các chuyên gia, cụm Bovanenkovo nằm cách xa thị trường tiêu thụ, cơ sở hạ tầng yếu kém cùng với điều kiện khí hậu khắc nhiệt đẩy chi phí đầu tư lên cao.

TotalApache Corporation tuyên bố phát hiện trữ lượng dầu khí mới ngoài khơi Suriname (giáp biên giới với Guyana và Venezuela) tại giếng khoan Keskesi East-1 Lô 58, độ dày của vỉa khoảng 63m ở độ sâu khoảng 725m. Đây là phát hiện thứ 4 tại khu vực, trước đó, 3 mỏ đã được phát hiện là Maka Central, Sapakara West và Kwaskwasi.

Cũng trong tuần qua, TotalEngie công bố một thỏa thuận hợp tác để phát triển và vận hành cơ sở sản xuất hydro từ điện tái tạo lớn nhất ở Pháp, nơi sẽ cung cấp trước mắt cho nhà máy lọc dầu sinh học La Mède (Bouches- du-Rhône). Dự án, được gọi là Masshylia, sẽ nằm trong nhà máy lọc dầu sinh học La Mède của Total. Được cung cấp bởi các trang trại năng lượng mặt trời với tổng công suất hơn 100 megawatt (MW), một máy điện phân 40 MW sẽ sản xuất 5 tấn hydro mỗi ngày, đáp ứng nhu cầu cho quá trình sản xuất nhiên liệu sinh học và do đó tránh được 15.000 tấn phát thải CO2 mỗi năm, các công ty cho biết trong một tuyên bố chung.

Ngoài ra, ngày 11/1, gã khổng lồ dầu khí Pháp đã công bố việc mua lại Fonroche Biogaz, được coi là công ty dẫn đầu về sản xuất khí tái tạo ở Pháp với hơn 10% thị phần và công suất sản xuất hàng năm là 500 GWh. Fonroche Biogaz sử dụng 85 nhân viên, điều hành 7 cơ sở ở Pháp và có một danh mục gồm 4 dự án bổ sung trong giai đoạn phát triển ngắn hạn. Đến năm 2023, Fonroche Biogaz, công ty đã tăng gấp đôi công suất từ ​​năm 2019 đến năm 2020, dự kiến sẽ đạt 1 TWh công suất lắp đặt tại Pháp.

Bất chấp dịch Covid-19, Petrobras đạt sản lượng kỷ lục trong năm 2020, ở mức trung bình 2,3 triệu thùng/ngày. Theo đó, sự gia tăng sản lượng chủ yếu đến từ việc phát triển khu vực ngoài khơi Brazil, nơi một số mỏ dầu có chi phí khai thác thấp nhất trên thế giới, ngang bằng với những mỏ ở Ả Rập Xê-út.

Sự gia tăng sản xuất, đặc biệt là trong nửa cuối năm, được hỗ trợ bởi nhu cầu nhiên liệu trong nước tăng vọt. Xu hướng tăng này dự kiến sẽ kéo dài trong dài hạn.

Năm 2020, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát, Petrobras đã khởi động một giai đoạn phát triển mới tại mỏ Mero ngoài khơi bờ biển Brazil, nhằm tăng sản lượng thêm 180.000 thùng/ngày. Một tháng trước đó, nhà lãnh đạo Brazil cũng đã khởi động một cuộc đấu thầu cho 3 bể chứa nổi (FPSO) khác, sẽ được triển khai tại mỏ Buzios, với kế hoạch thúc đẩy sản xuất từ ​​mỏ này lên tới 2 triệu thùng/ngày vào năm 2030.

Dấu ấn tuần qua của các tập đoàn dầu khí thế giớiDấu ấn tuần qua của các tập đoàn dầu khí thế giới
Dấu ấn tuần qua của các tập đoàn dầu khí thế giớiDấu ấn tuần qua của các tập đoàn dầu khí thế giới

Nh.Thạch

AFP