Cú sốc khí đốt tác động lớn đến lạm phát khu vực đồng euro
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh Reuters |
Giá khí đốt tự nhiên tăng vọt khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào đầu năm 2022, góp phần đẩy lạm phát khu vực đồng euro lên mức hai chữ số vào mùa thu năm đó, và khởi đầu cho chu kỳ tăng lãi suất mạnh nhất từ trước đến nay của ECB.
Giá khí đốt trước đây thường gắn liền với giá dầu nhưng hai yếu tố này đã tách rời trong hai thập kỷ qua, khi thị trường được tự do hóa và khí đốt hiện đóng vai trò độc lập, riêng biệt.
Các tác giả của nghiên cứu trên, các nhà kinh tế tại Banco de Espana và ECB, cho biết: "So với cú sốc giá dầu, cú sốc giá khí đốt có tác động đến lạm phát nhỏ hơn khoảng một phần ba".
"Khí đốt quan trọng hơn ở khía cạnh khai thác so với khía cạnh tiêu dùng, nên tác động gián tiếp chiếm ưu thế hơn", nghiên cứu cho biết.
Các tác giả lập luận rằng giá khí đốt tăng 10% sẽ dẫn đến mức lạm phát khoảng 0,1%, với tác động lạm phát dai dẳng sau một năm.
"Cân nhắc đến mức tăng giá khí đốt từ đầu năm 2022 đến mức đỉnh điểm vào tháng 8 năm 2022 là gần 200%, điều này sẽ dẫn đến lạm phát tăng khoảng 2%", nghiên cứu ước tính.
Giá khí đốt đã giảm và giá năng lượng đã tạo áp lực giảm lạm phát trong phần lớn thời gian của năm nay, với giá khí đốt tự nhiên dao động trong biên độ tương đối hẹp quanh mức giữa năm 2021.
Các nhà nghiên cứu cho biết cú sốc giá khí đốt bất ngờ có tác động lạm phát lớn hơn đối với các quốc gia có xu hướng sử dụng nhiều khí đốt hơn trong sản xuất hoặc phát điện.
Nghiên cứu cho biết: "Kết quả của chúng tôi cho thấy những thay đổi bất ngờ về giá khí đốt có ảnh hưởng nhiều hơn đến lạm phát ở Đức, Tây Ban Nha và Ý so với Pháp".
Yến Anh
Reuters