Covid-19 có thể buộc OPEC phải làm điều không thể tưởng tượng được

13:18 | 04/11/2020

|
(PetroTimes) - Với đợt đóng cửa gần đây ở nhiều nước trên thế giới do virus corona, OPEC có thể phải đối mặt với thách thức lớn nhất: cắt giảm sản lượng nhiều hơn nữa. Liệu cartel và các thành viên có tồn tại được với quyết định như vậy?
Mâu thuẫn trong OPEC về hạn ngạch sản lượngMâu thuẫn trong OPEC về hạn ngạch sản lượng
Các ông lớn dầu khí chọn chiến lược nào cho tìm kiếm thăm dò?Các ông lớn dầu khí chọn chiến lược nào cho tìm kiếm thăm dò?
Covid-19 có thể buộc OPEC phải làm điều không thể tưởng tượng được

OPEC ban đầu dự kiến ​​nới lỏng vòng cắt giảm sản lượng hiện tại bắt đầu từ tháng 1/2020. Nhưng các thành viên OPEC đã có cuộc thảo luận và các nhà phân tích cho rằng OPEC có thể thực hiện kế hoạch này, kéo dài thời gian cắt giảm từ tháng 1/2021.

Lý do kéo dài vòng cắt giảm hiện tại là quan điểm của OPEC về nhu cầu dầu mỏ tiếp tục suy giảm do các nước đang chịu đựng làn sóng Covid-19 mới, theo đó tất cả các kế hoạch về ngân sách, sản xuất, các biện pháp thắt lưng buộc bụng đều xây dựng theo kịch bản này.

Và nếu vòng cấm mới ở nhiều nơi trên thế giới là bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy nhu cầu dầu trong tương lai, OPEC phải nghiêm túc xem xét khả năng bỏ kế hoạch nới lỏng cắt giảm sản lượng.

Áo bắt đầu chế độ cách ly mới nhất vào ngày 3/11. Theo lệnh mới, cư dân phải ở nhà trong khoảng thời gian từ 8 giờ tối đến 6 giờ sáng cho đến cuối tháng 11 trong nỗ lực để ngăn chặn sự lây lan của virus corona. Các khách sạn, nhà hàng, quán cà phê phải đóng cửa - tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến nhu cầu dầu. Áo là quốc gia khai thác phần lớn dầu từ Kazakhstan - một thành viên OPEC+, nhập khẩu khí đốt từ Nga.

Tuần trước, Pháp cũng đã thực hiện đợt đóng cửa lần thứ hai dự kiến ​​sẽ kéo dài đến ngày 1/12. Theo các biện pháp mới, người dân chỉ được phép đi làm, việc mua sắm các mặt hàng thiết yếu và tham gia các cuộc hẹn khám bệnh. Một trong những hạn chế đáng chú ý nhất là việc đi lại giữa các khu vực bị cấm trong vòng 1 km - một quy tắc chắc chắn sẽ làm mất đi nhu cầu dầu đối với quốc gia nhập khẩu phần lớn dầu từ Ả Rập Xê-út và Na Uy.

Tiếp theo trong danh sách là Đức, nước đã rơi vào một cuộc lockdown khác vào thứ Hai (2/11). Đức có những hạn chế đi lại chặt chẽ, tất cả các chuyến du lịch không cần thiết đều bị cấm. Theo nhóm nghiên cứu thị trường năng lượng AGEB, tiêu thụ năng lượng của Đức dự kiến ​​sẽ giảm 10% trong năm nay - riêng đối với dầu thô, Đức đang xem xét mức giảm 3%. Nhà cung cấp dầu lớn nhất của Đức là Nga.

Vương quốc Anh và Bồ Đào Nha cũng đang đóng cửa một lần nữa, Anh bắt đầu từ ngày 5/11.

Nhiều khả năng sẽ xảy ra, liệu nó có đẩy nhu cầu dầu xuống mức gây ra tình trạng dư thừa nhiều hơn nữa - và khiến OPEC đau đầu? Và nếu vậy, liệu ngân sách các nước thành viên OPEC có thể chịu thêm một cú hích nữa giữa giá dầu giảm do dư cung và sản lượng giảm có thể tạo ra doanh thu?

Câu trả lời là phức tạp. Hầu hết các thành viên OPEC phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ dầu mỏ - một số gần như hoàn toàn. Đã có những tin đồn về các thành viên không hài lòng đã cho biết họ sẽ không tham gia vào đợt giảm sản lượng tới nếu OPEC yêu cầu gia hạn hạn ngạch, vốn đã làm họ phải chịu đau đớn.

Những quốc gia bất mãn đã miễn cưỡng cắt giảm sản lượng như một nghĩa vụ mà họ phải thực hiện bao gồm Nigeria và Iraq.

OPEC và Nga - nhiều khả năng là Ả Rập Xê-út và Nga - dường như ủng hộ việc gia hạn cắt giảm. Tuần này, họ được cho là đang cân nhắc khả năng trì hoãn kế hoạch cắt giảm tháng 1/2021. Mới có tin đồn như vậy giá dầu đã tăng vào ngày thứ Ba (3/11). Nhưng các thành viên OPEC có vẻ ít nhiệt tình hơn.

Lý do rất rõ ràng. Các nỗ lực đa dạng hóa nền kinh tế ở các nước thành viên OPEC đang diễn ra chậm chạp. Ngân sách của các nước này gắn bó chặt chẽ với doanh thu từ dầu mỏ, và hôm thứ Ba (3/11), Cơ quan Thông tin Năng lượng (EIA) dự đoán rằng doanh thu từ dầu mỏ của các thành viên OPEC trong năm nay sẽ giảm xuống mức thấp nhất trong 18 năm - do cả giá dầu thấp và sản lượng giảm. Nói chung, các thành viên OPEC sẽ kiếm được 323 tỷ USD doanh thu xuất khẩu dầu ròng trong năm nay, so với 595 tỷ USD năm ngoái, EIA cho biết thêm.

Aramco đã báo cáo lợi nhuận cho quý 3/2020 thấp hơn 45%, nhưng Aramco vẫn giữ cổ tức của mình. Cổ tức đó chủ yếu được chuyển cho chính phủ - thực tế là 98% - và việc cổ tức được giữ trong khi lợi nhuận giảm 45% là dấu hiệu rõ ràng cho thấy ngân sách của Ả Rập Xê-út cần những khoản thu đó đến mức khủng khiếp.

Cuối cùng, ngay cả khi một số quốc gia cảm thấy có thể chịu đựng, Ả Rập Xê-út và Nga có thể sẽ giật dây như thường lệ. Nếu cả hai cho rằng cần thận trọng khi kéo dài thời gian cắt giảm sản lượng hiện tại sau tháng 1/2021, các thành viên OPEC+ có thể sẽ theo đuôi - bất kể điều đó có đau đớn đến đâu.

Ngọc Linh

Theo Oilprice