Còn trở ngại nào cản trở sự hồi phục của giá dầu?
![]() |
Theo dữ liệu từ Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) công bố hôm thứ Ba (12/1), “rổ hàng 13 loại dầu thô của OPEC đứng ở mức 54,76 USD/thùng vào hôm thứ Hai, so với 54,39 USD/thùng vào ngày thứ Sáu tuần trước”.
Vào đầu cuộc khủng hoảng Covid-19 hồi tháng 3 năm ngoái, giá dầu đã giảm 21,61 USD, tương đương 38,9%, xuống mức 33,92 USD/thùng, đây là mức giảm hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 10/2008 và giá trị hàng tháng thấp nhất kể từ tháng 9/2003.
Việc tăng giá dầu thô của OPEC diễn ra trong xu hướng giá dầu thế giới đang tăng. Hôm thứ Hai tuần này, một thùng dầu Brent Biển Bắc giao tháng 3 giảm 0,59% tương đương 33 cent tại London, xuống 55,66 USD. Sáng thứ Ba, giá dầu Brent đã đạt gần 56 USD/thùng khi tăng 25 cent tương đương 0,5%, lên 55,88 USD/thùng.
Giá dầu tăng do được hỗ trợ bởi các cam kết của OPEC+ nhằm ổn định thị trường dầu khi quyết định duy trì mức sản xuất hiện tại trong tháng 2 và tháng 3/2021.
Thêm vào đó là thông báo của Ả Rập Saudi, một nhà sản xuất lớn trên thế giới và là một thành viên quan trọng của OPEC, về việc tự nguyện giảm thêm sản lượng dầu của mình.
Sự phục hồi của giá dầu thô bắt đầu từ tháng 11 và tháng 12/2020 do có hy vọng về sự phục hồi tiêu thụ toàn cầu, vốn bị đè nặng vào năm 2020 bởi đại dịch Covid-19 và việc giảm vận tải quốc tế.
Hy vọng này dựa trên việc bắt đầu các chiến dịch tiêm chủng ở một số quốc gia trên thế giới và nếu có hiệu quả, các hạn chế đi lại có thể sẽ được dỡ bỏ.
Tuy nhiên, lo ngại về nhu cầu toàn cầu vẫn đè nặng lên thị trường dầu mỏ, với số ca nhiễm virus corona vẫn ở mức cao.
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với APS, chuyên gia dầu mỏ quốc tế, Mourad Preure đã trích dẫn một số bất ổn ảnh hưởng đến sự phục hồi lâu dài của giá dầu, đặc biệt là khi sự phát triển của các nguyên tắc cơ bản về dầu được xác định bởi diễn biến của nền kinh tế thế giới. Do đó, nhu cầu phục hồi bền vững sẽ phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng trở lại và điều này sẽ phụ thuộc một phần vào hiệu quả của vắc-xin kháng Covid-19.
Thêm vào đó là sự không chắc chắn về nguồn cung, đặc biệt liên quan đến thực tế là giá tăng sẽ đưa dầu đá phiến của Mỹ quay trở lại thị trường; về sự gia tăng sản lượng của Libya lên 1,4 Mbd trong nửa đầu năm nay và rất có thể sản lượng của Iran trong nửa cuối năm 2021 sẽ trở lại ít nhất 1 Mbd do lệnh cấm vận được chính quyền mới của Hoa Kỳ dỡ bỏ.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
- Giá khí đốt “lao dốc không phanh” trong tuần qua
- Mỹ hủy bỏ lệnh trừng phạt ngăn chặn dự án hạt nhân Paks-2 tại Hungary
- Tin Thị trường: Giá dầu thế giới giảm khi triển vọng nguồn cung tăng
- Ngân hàng Thế giới tái đầu tư phát triển điện hạt nhân sau nhiều thập niên
- Hàn Quốc tháo dỡ lò phản ứng hạt nhân đầu tiên