Cạnh tranh gia tăng ở thị trường khí châu Âu, khả năng dư thừa công suất của Blue Stream và Turk Stream

11:01 | 13/07/2020

|
(PetroTimes) - Đường ống dẫn khí xuất khẩu sang Thổ Nhĩ Kỳ Blue Stream vẫn chưa hoạt động trở lại sau khi tạm dừng để bảo trì định kỳ từ tháng 05/2020.
canh tranh gia tang o thi truong khi chau au kha nang du thua cong suat cua blue stream va turk streamDầu Urals tăng cao, châu Âu giảm nhập khẩu
canh tranh gia tang o thi truong khi chau au kha nang du thua cong suat cua blue stream va turk streamNord Stream 2: Mỹ có nguy cơ “bị xem là một quốc gia thù địch thật sự” ở châu Âu
canh tranh gia tang o thi truong khi chau au kha nang du thua cong suat cua blue stream va turk stream

Theo nguồn tin phía Botas (đơn vị nhập khẩu) chưa có thời hạn cụ thể nối lại nhập khẩu qua Blue Stream. Nguồn tin phía Nga cho rằng không cần thiết phải duy trì 2 đường ống, trong khi riêng Turk Stream đã thừa công suất cung, thêm vào đó, khí đi qua Blue Stream (vận hành bởi liên doanh giữa Gazprom và Eni) không nộp 30% thuế xuất khẩu vào ngân sách Liên Bang Nga.

Đường ống Blue Stream trong năm 2019 đã vận chuyển 11,1 tỷ m3 trong tổng số 15,5 tỷ m3 khí xuất khẩu vào thị trường Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài lý do kinh tế - giá khí đường ống Gazprom cao hơn LNG. Quan hệ chính trị giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có dấu hiệu xấu đi có thể là lý do quyết định cho việc nước này giảm nhập khẩu khí đốt của Nga, bên cạnh những bất đồng liên quan đến lợi ích tại Syria, Libya, dầu khí ở Địa Trung Hải, bao gồm cả Liban. Trong bối cảnh này, Gazprom đánh mất vị thế nhà cung cấp khí đốt số 1 vào tay Azerbaijan, tụt xuống vị trí thứ 4-5.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, Azerbaijan đã giảm 5,3% sản lượng khai thác dầu thô và condensate xuống còn 17,8 triệu tấn, riêng trong tháng 6 cắt giảm 164.000 bpd – tuân thủ 100% hạn ngạch OPEC+. Cùng kỳ, sản lượng khai thác khí đốt tăng 11% (2 tỷ m3) lên 19,3 tỷ m3, Azerbaijan sắp tới sẽ bắt đầu cung cấp khí đốt cho EU thông qua đường ống Hành lang phía Nam cạnh tranh trực tiếp với Gazprom tại thị trường Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong khi đó, Cyprus bắt đầu xây dựng terminal nhập khẩu LNG trị giá 290 triệu EUR. Đây là dự án năng lượng lớn nhất đến nay mới được thực hiện tại quốc gia này, mặc dù quyết định đầu tư được đưa ra từ năm 2003. LNG sẽ giúp Cyprus giảm 30% lượng khí thải ô nhiễm môi trường, đồng thời cho phép nước này mở cửa thị trường phát điện cạnh tranh vào năm 2021 (trên cơ sở khí đốt). Ngoài terminal chính, một số cơ sở hạ tầng trị giá 200 triệu EUR cũng sẽ được hoàn thành trong 3 năm tới. Terminal được xây dựng bởi liên doanh giữa China Oil Pipeline Engineering (CNPC) và METRON S.A. (Cyprus) cùng sự tham gia của Hudong-Zhonghua Shipbuilding và Wilhelmsen Ship Management.

Hy Lạp tăng 10% nhập khẩu dầu thô trong 6 tháng đầu năm 2020 so với cùng kỳ năm 2019 lên 12,2 triệu tấn do 2 nhà máy lọc dầu nước này là Hellenic Petroleum và Motor Oil Hellas xuất khẩu được nhiều gasoil 3,53 triệu tấn (+7,9%) sang các thị trường như Thổ Nhĩ Kỳ, Liban, Ý, Ukraine. Nga trở thành nhà cung cấp dầu thô số 1 tại Hy Lạp với khối lượng cung 4,7 triệu tấn dầu (38,5%).

Viễn Đông