Canada gian nan tìm đường xuất khẩu dầu sang châu Á
![]() |
Nâng cấp đường ống Trans Mountain |
![]() |
![]() |
Đây là một trở ngại lớn với chính phủ Thủ tướng Justin Trudeau. Vào tháng 5/2018, ông Trudeau công bố quốc hữu hóa đường ống dẫn dầu "chiến lược" này để việc xuất khẩu dầu của Canada không còn phụ thuộc vào Hoa Kỳ.
Người dân ở Tsleil-Waututh, bang British Columbia (phía Tây Canada) đã kiện dự án đường ống Trans Mountain trong nhiều năm qua. Dầu sau khi từ các mỏ dầu ở Alberta đi bằng đường ống đến cảng Vancouver sẽ được chở bằng tàu biển đến châu Á. Nhưng công việc xây dựng dự án này chỉ bị đình chỉ sau khi Tòa án Liên bang phát hiện trong báo cáo của Ủy ban năng lượng quốc gia có "một sai lầm nghiêm trọng" trong nghiên cứu tác động môi trường của dự án này.
Ủy ban năng lượng quốc gia đã "không xác định được phạm vi ảnh hưởng của các tàu chở dầu sử dụng trong dự án này tới môi trường", Thẩm phán Eleanor Dawson cho AFP biết.
"Việc loại trừ không hợp lý khâu vận chuyển dầu bằng đường biển trong phạm vi của dự án đã dẫn đến một loạt các sai sót không thể chấp nhận trong báo cáo của Ủy ban năng lượng quốc gia", thẩm phán Dawson nói.
Dự án trị giá 4,9 tỷ USD do Tập đoàn Mỹ Kinder Morgan làm chủ đầu tư hiện là lựa chọn ngắn hạn duy nhất để ngành công nghiệp dầu mỏ Alberta, nơi có lượng dự trữ vàng đen lớn thứ ba thế giới, bán lượng dầu đang dư thừa của mình, trong khi mạng lưới đường ống của Canada bị quá tải.
Việc mở rộng đường ống Trans Mountain dự kiến sẽ tăng gấp ba lần công suất vận chuyển của đường ống dẫn dầu cát từ tỉnh Alberta đến cảng Vancouver, từ 300.000 lên 890.000 thùng mỗi ngày.
Canada trích khai thác gần 4 triệu thùng dầu mỗi ngày và 99% sản lượng được bán tại Hoa Kỳ, vì Canada không tiếp cận với các thị trường khác, đặc biệt là thị trường châu Á.
Nh.Thạch
AFP
- Trữ lượng hydro trắng toàn cầu khơi dậy một cuộc đua khai thác mới
- Trung Quốc xây dựng dự án điện hạt nhân chưa từng có
- Aramco ra mắt nhà máy thử nghiệm thu hồi trực tiếp CO2 từ không khí
- Nhờ AI, Úc phát hiện 6 mỏ chiến lược chứa kim loại hiếm
- Đột phá trong công nghệ lưu trữ: Nhật Bản phát triển pin sạc uranium đầu tiên