California cấm khoan dầu khí đá phiến từ năm 2024

09:28 | 25/04/2021

|
(PetroTimes) - Thống đốc bang California, Gavin Newsom, hôm 23/4 thông báo rằng ông dự định cấm từ năm 2024 bẻ gãy thủy lực, phương pháp khai thác hydrocacbon gây tranh cãi về tác động của nó đối với môi trường, rồi sẽ dần dần ngừng khai thác dầu mỏ vào năm 2045.
California cấm khoan dầu khí đá phiến từ năm 2024
Biểu tình phản đối phương pháp khai thác dầu khí bằng nứt gãy thủy lực ở New York, Mỹ

Bang đông dân nhất và cũng là một trong những nhà sản xuất dầu chính của Hoa Kỳ, California sẽ trở thành bang đầu tiên ngừng mọi hoạt động khai thác dầu khí.

Lệnh cấm bẻ gãy thủy lực - chiếm khoảng 2% sản lượng dầu của California - sẽ được thực hiện bởi cơ quan quản lý tài nguyên thiên nhiên của bang, cơ quan này sẽ ngừng cấp giấy phép mới muộn nhất vào tháng 1/2024.

Cùng với biện pháp này, Thống đốc Newsom yêu cầu cơ quan giám sát ô nhiễm không khí xem xét các biện pháp "để dần dần ngừng khai thác dầu trên toàn tiểu bang, muộn nhất vào năm 2045", ông cho biết trong một tuyên bố.

Mục tiêu này gắn liền với những nỗ lực của California nhằm chống lại biến đổi khí hậu, bao gồm mục tiêu đưa nền kinh tế của bang trở thành "trung hòa carbon" vào năm 2045 và quyết định của ông Newsom về việc cấm bán các loại xe mới sử dụng động cơ đốt trong vào năm 2035.

"Cuộc khủng hoảng khí hậu là có thật và chúng tôi tiếp tục thấy những dấu hiệu của nó hàng ngày", ông Newsom nói.

"Khi chúng tôi đang nhanh chóng tiến hành khử cacbon trong lĩnh vực giao thông và tạo ra một tương lai lành mạnh hơn cho con em chúng ta, tôi đã nói rõ rằng tôi không thấy sự hữu ích của phương pháp nứt gãy thủy lực trong tương lai và tương tự, tôi tin rằng California có khả năng vượt qua thời kỳ hậu dầu mỏ”, ông giải thích trong thông cáo báo chí.

Trước đây, Thống đốc Newsom từng nói rằng ông không có quyền cấm phương pháp nứt gãy thủy lực nhưng ông đang chịu áp lực nặng nề từ các nhà hoạt động môi trường.

Phương pháp nứt gãy thủy lực liên quan đến việc chiết xuất dầu và khí bị mắc kẹt trong lòng đất bằng cách bơm chất lỏng ở áp suất cao để làm nứt vỡ đá. Ngành công nghiệp này đã phát triển mạnh trong những năm 2000 và 2010, đưa Hoa Kỳ từ năm 2014 trở thành nước sản xuất dầu hàng đầu thế giới.

Các chi phí về môi trường và sức khỏe của phương pháp này ngày càng được ghi nhận rõ ràng: một mặt là động đất, ô nhiễm không khí và nước gần các giếng khoan, gây hậu quả về sức khỏe cho người dân địa phương, đặc biệt là bệnh hen suyễn hoặc ung thư.

Chưa kể đến việc rò rỉ khí mê-tan vào bầu khí quyển làm tăng thêm sự nóng lên toàn cầu.

Pháp buộc Engie bỏ đơn hàng trị giá 7 tỷ đô laPháp buộc Engie bỏ đơn hàng trị giá 7 tỷ đô la
Trump hay Biden, ai sẽ cấm khai thác dầu khí đá phiến ở Mỹ?Trump hay Biden, ai sẽ cấm khai thác dầu khí đá phiến ở Mỹ?
Tập đoàn dầu khí đá phiến lớn nhất nước Mỹ phá sảnTập đoàn dầu khí đá phiến lớn nhất nước Mỹ phá sản

Nh.Thạch

AFP