Các traders đưa ra dự báo trái ngược về thị trường dầu toàn cầu

15:00 | 01/10/2020

|
(PetroTimes) - Thị trường dầu toàn cầu sẽ không thể hấp thụ sản lượng khai thác tăng theo kế hoạch của OPEC+ từ đầu năm 2021 do nhu cầu yếu hơn dự kiến, tồn kho đang tăng với tốc độ 0,5 - 1 triệu bpd trong tháng 9 và sẽ không kịp giảm đến hết năm 2020 để đón nhận sản lượng mới từ tháng 1/2021, chưa kể yếu tố Libya ( tăng 260.000 bpd) chưa được tính đến.
Nga có thể mất quyền chủ tịch Hội đồng Bắc Cực vào năm 2021Nga có thể mất quyền chủ tịch Hội đồng Bắc Cực vào năm 2021
Thị trường dầu toàn cầu không thể hấp thụ sản lượng của OPEC+Thị trường dầu toàn cầu không thể hấp thụ sản lượng của OPEC+
3436-stv

Theo Mercuria Energy, OPEC+ có thể phải xem xét lại kế hoạch nới lỏng hạn ngạch thêm 2 triệu bpd vào kỳ họp định kỳ ngày 1/12 tới, do nhu cầu từ phía Trung Quốc bắt đầu giảm, Ấn Độ tăng trưởng yếu, các thị trường khác đứng trước nguy cơ tái áp dụng các biện pháp hạn chế do Covid-19.

Quan điểm này trùng với dự báo của Trafigura Group - trader độc lập lớn thứ 2 thế giới, tuy nhiên, trái ngược với Vitol Group - trader số 1, cho rằng dự báo tồn kho toàn cầu sẽ giảm nhanh chóng vào cuối năm 2020. Mới đây, cả IEA, OPEC, EIA đều đồng loạt hạ dự báo nhu cầu dầu thô toàn cầu 400.000 - 500.000 bpd trong năm 2020, mức thực tế trong quý 4 có thể chỉ đạt 95 triệu bpd thay vì 97 - 98 triệu bpd như dự báo. Nhu cầu tháng 9 dự báo ở mức 91,7 triệu bpd (IEA) và 90,2 triệu bpd (OPEC). Ngoài ra, tỷ suất lợi nhuận tinh chế vẫn tiếp tục ở mức thấp trong bối cảnh lượng tồn kho sản phẩm chưng cất cao (diesel, xăng máy bay) sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu dầu thô trong dài hạn. Ví dụ tại Mỹ, ngành lọc dầu chỉ hoạt động 75% công suất, với chế độ đầu ra xăng tối đa - tăng gần 500.000 bpd lên 9,32 triệu bpd, trong khi sản lượng diesel vẫn giữ nguyên - 4,32 triệu bpd, chênh lệch giá theo kỳ hạn (contango) bắt đầu xuất hiện khi tồn kho gia tăng.

3405-dau
Biểu đồ giá Brent giao ngay và trong 6 tháng tới

Bộ trưởng Năng lượng Nga trước thềm Hội nghị Bộ trưởng Năng lượng G20 cho rằng, nhu cầu dầu thế giới năm 2020 giảm 10%, chi phí đầu tư đã giảm 25% và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm tinh chế giảm khoảng 28-30%. Ngoài ra, sự phục hồi của thị trường dự kiến sẽ kéo dài, phụ thuộc vào tình hình diễn biến làn sóng Covid-19 lần thứ 2. Thị trường dầu mỏ phụ thuộc phần lớn vào cách thức các quốc gia phản ứng chống lây lan của virus corona, điều này trực tiếp ảnh hưởng đến cường độ sử dụng các phương tiện, mức độ di chuyển của người dân và các chuyến bay.

Viễn Đông