Các sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế tuần qua
![]() |
![]() |
![]() |
1. Đầu tuần qua giá dầu tăng bứt phá lên 43 USD/thùng, sau tin vaccine Covid-19 do Pfizer và BioNTech phát triển đạt kết quả miễn dịch trên 90% và dự kiến sẽ hoàn tất việc đăng ký tại Mỹ, châu Âu ngay trong tháng 11 này. Đến ngày 11/11 giá dầu vượt ngưỡng 45 USD/thùng lần đầu tiên kể từ tháng 8 nhờ báo cáo của API về trữ lượng dầu thô thương mại Mỹ tuần qua giảm tới 5,15 triệu thùng (dự báo chỉ 0,9 triệu thùng), sản phẩm dầu mỏ giảm 9 triệu thùng (xăng 3,3 triệu thùng, diesel 5,6 triệu thùng).
Những phiên giao dịch cuối tuần giá dầu giữ vững đà tăng trước hy vọng, tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia đồng minh (OPEC +) sẽ tiếp tục duy trì cắt giảm sản lượng nguồn cung trên thị trường. Giá dầu Brent dừng lại ở mức 43,28 USD/thùng.
2. Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt mới với ngành dầu mỏ Syria và dự án Nord Stream 2.
Hãng tin Bloomberg ngày 11/11 đưa tin, Mỹ đang nghiên cứu khả năng áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với các công ty cung cấp bảo hiểm và chứng nhận làm việc cho các tàu Nga tham gia vào việc hoàn thành dự án Nord Stream 2.
Hoa Kỳ đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với các nghị sĩ và quan chức quân sự Syria bị cáo buộc hỗ trợ sản xuất dầu của Syria phục vụ cho chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.
3. Nguồn cung LNG từ Mỹ được Trung Quốc và Đức ưu tiên chi hàng tỷ đô la để nhập khẩu
Nhà sản xuất và xuất khẩu LNG của Hoa Kỳ, Cheniere Energy gần đây đã ký một thỏa thuận khung với Tập đoàn Năng lượng Foran của Trung Quốc để bán 26 chuyến hàng LNG cho công ty Trung Quốc trong vòng 5 năm tới năm 2025, Bloomberg đưa tin.
Cơ quan quản lý mạng lưới khí đốt liên bang Bundesnetzagentur của Đức đã đồng ý cấp tư cách ngoại lệ khỏi sự điều tiết của Gói năng lượng EU-3 cho công ty German LNG Terminal xây dựng nhà ga nhập khẩu LNG. Dự án Nord Stream 2 đình đám của Nga không được ưu tiên như vậy, thậm chí cả đường ống đang hoạt động Nord Stream cũng không được cấp tư cách ngoại lệ.
4. Kêu gọi đầu tư và chuyển nhượng là cách để đối phó khủng hoảng của các cường quốc dầu khí
Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ Dharmendra Pradhan cho biết, Ấn Độ - nhà nhập khẩu dầu lớn thứ ba thế giới, đang mời gọi các công ty năng lượng nước ngoài đầu tư vào các dự án để mở rộng khả năng dự trữ dầu chiến lược của mình.
Oman đang tìm cách huy động thêm nguồn tiền bằng cách chuyển nhượng 60% cổ phần sở hữu tại Lô 6 (đang khai thác 650.000 bpd trên tổng sản lượng 720.000 bpd) từ công ty quốc doanh Oman Petroleum Development sang một công ty mới, để bù đắp thâm hụt ngân sách lên đến 20% GDP trong điều kiện giá dầu giảm, sản lượng bị hạn chế bởi thỏa thuận OPEC+, nhưng không tăng tỷ lệ nợ công (vốn đã lên mức gần 90% GDP đến cuối năm 2020 từ 5% vào năm 2014).
5. Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), năng lượng tái tạo đã tăng mạnh trong năm nay bất chấp khủng hoảng, sẽ trở thành nguồn sản xuất điện lớn nhất thế giới, trước than đá vào năm 2025.
6. Tập đoàn dịch vụ dầu mỏ Pháp CGG đã gia tăng mức lỗ trong 9 tháng đầu năm, trong bối cảnh giá dầu thô giảm do đại dịch Covid-19 gây ra. Khoản lỗ ròng của CGG đạt 340 triệu USD vào cuối tháng 9, so với mức lỗ 94 triệu USD so với cùng kỳ năm 2019, tập đoàn cho biết. Doanh thu giảm 28% xuống 669 triệu USD.
https://nangluongquocte.petrotimes.vn/
Đồng Hoa
- Trung Quốc gia hạn lệnh đình chỉ nhập khẩu LNG của Mỹ
- Dưới thời ông Trump, ngành AI Mỹ sẽ phát triển mạnh mẽ?
- Nhật Bản muốn thuê Malaysia chôn CO2 dưới các mỏ khí đã cạn kiệt
- Liên minh Trung Quốc - EU bù đắp khoảng trống của Mỹ trong cuộc chiến về khí hậu
- Tồn kho dầu thô của Trung Quốc đạt mức cao nhất trong ba năm