Bản tin Dầu khí 4/12: OPEC+ đạt thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu năm 2021

10:33 | 04/12/2020

|
(PetroTimes) - PetroTimes xin gửi đến Quý độc giả những tin tức mới nhất về ngành Dầu khí thế giới.
Bản tin Dầu khí 3/12: Xuất khẩu dầu của Venezuela tăng mạnhBản tin Dầu khí 3/12: Xuất khẩu dầu của Venezuela tăng mạnh
Bản tin Dầu khí 2/12: Mỹ đưa tập đoàn dầu mỏ Trung Quốc vào danh sách đenBản tin Dầu khí 2/12: Mỹ đưa tập đoàn dầu mỏ Trung Quốc vào danh sách đen
Bản tin Dầu khí 1/12: Ả Rập Xê-út dự kiến ​​tăng giá bán dầu tại châu ÁBản tin Dầu khí 1/12: Ả Rập Xê-út dự kiến ​​tăng giá bán dầu tại châu Á
Bản tin Dầu khí 30/11: Venezuela vận chuyển dầu thô trực tiếp đến Trung QuốcBản tin Dầu khí 30/11: Venezuela vận chuyển dầu thô trực tiếp đến Trung Quốc

1. Sau nhiều tranh luận, nhóm OPEC+ cuối cùng đã đạt được thỏa thuận về sản lượng dầu cho năm tới.

Trong tháng 1/2021, OPEC+ sẽ bổ sung 500.000 thùng dầu mỗi ngày vào hạn ngạch sản xuất dầu của mình. Như vậy, tổng sản lượng cắt giảm trong tháng 1/2021 sẽ chỉ là 7,2 triệu thùng/ngày.

Hạn ngạch được giao trong tương lai có thể tăng hoặc giảm và để xác định mức sản lượng dầu đó sau tháng 1/2021, các bộ trưởng OPEC+ sẽ tổ chức các cuộc họp bổ sung.

2. Công ty dầu khí nhà nước PDVSA của Venezuela đã ngưng sản xuất xăng tại nhà máy lọc dầu El Palito sau khi xảy ra sự cố van dẫn đến hỏa hoạn, các nguồn tin giấu tên nói với Reuters.

Nhà máy lọc dầu El Palito có công suất xử lý 146 thùng/ngày và chỉ mới hoạt động chưa đầy một tuần trước khi vụ cháy xảy ra. Sau khi ngừng hoạt động tại El Palito, Venezuela hiện chỉ còn lại nhà máy lọc dầu Cardon để sản xuất xăng.

3. Xuất khẩu dầu thô của Ả Rập Xê-út sang Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 35 năm vào tháng 10 vừa qua, trung bình dưới 100.000 thùng/ngày, Bloomberg dẫn dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA).

Chỉ tính riêng trong tuần tính đến ngày 27/11, khối lượng các chuyến hàng chở dầu của Ả Rập Xê-út đến Mỹ đã giảm xuống chỉ còn 73.000 thùng/ngày.

4. Xuất khẩu dầu thô của Alaska đã tăng hơn gấp đôi trong năm nay so với năm 2019, vì các nhà máy lọc dầu Trung Quốc đang mua nhiều dầu thô hơn.

Trước đó, nhu cầu dầu ở Bờ Tây Hoa Kỳ đã giảm đáng kể trong đại dịch.

Theo dữ liệu từ công ty nghiên cứu hàng hóa Kpler, xuất khẩu dầu thô của Alaska đã tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái lên 15,6 triệu thùng. Đây cũng là mức xuất khẩu dầu thô cao nhất từ ​​Alaska trong 20 năm qua.

Bình An