Bắc Kinh kêu gọi thúc đẩy đầu tư vào công nghệ lưới điện và năng lượng tái tạo
Ảnh: Internet |
Kế hoạch nâng cấp năng lượng kêu gọi đầu tư vào công nghệ lưới điện và tái tạo, bảo tồn năng lượng và tính linh hoạt của nhà máy điện than - những lĩnh vực mà Bắc Kinh đã báo hiệu sẽ là chìa khóa cho quá trình chuyển đổi từ than sang năng lượng có hàm lượng carbon thấp hơn.
Kế hoạch này nhắc lại các quy định hiện hành về nâng cấp thiết bị, bao gồm quy định yêu cầu các trang trại gió có tuổi đời hơn 15 năm hoặc có công suất dưới 1,5 megawatt (MW) phải được trang bị thêm.
Theo một nghiên cứu công bố hôm 11/7 vừa qua, gần 2/3 số công trình điện gió và điện mặt trời lớn đang được xây dựng trên toàn cầu đều ở Trung Quốc, nơi sự tăng trưởng nhanh chóng của năng lượng tái tạo đã làm giảm tỷ lệ sản xuất điện từ than đá.
Tổ chức Nghiên cứu Giám sát Năng lượng Toàn cầu (GEM), có trụ sở tại Mỹ, cho biết Trung Quốc đang xây dựng các cơ sở điện gió và điện mặt trời quy mô lớn với công suất 339GW, tương đương 64% tổng sản lượng toàn cầu, gấp 8 lần số dự án của Mỹ, nước hiện đứng thứ hai với công suất chỉ 40GW.
Các chuyên gia GEM nhận định rằng tốc độ xây dựng của Trung Quốc giúp đưa mục tiêu tăng gấp ba lần công suất năng lượng tái tạo toàn cầu vào cuối năm 2030 trở nên khả thi.
Một số nền kinh tế lớn nhất thế giới đang trải qua sự tăng trưởng nhu cầu điện chưa từng có nhờ các công nghệ như Trí tuệ nhân tạo (AI), tiền điện tử và sản xuất năng lượng sạch. Đặc biệt, sự bùng nổ AI đang diễn ra đã thúc đẩy nhu cầu năng lượng tăng vọt. Viện Nghiên cứu Năng lượng Điện (EPRI) dự đoán rằng các trung tâm dữ liệu sẽ ngốn tới 9% tổng lượng điện được tạo ra ở Mỹ vào cuối thập kỷ này, tăng khoảng 1,5% so với hiện tại, theo báo cáo của Scientific American.
Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, nhu cầu điện ở Mỹ được dự đoán sẽ tăng tới 15% trong thập kỷ tới, một xu hướng có thể làm phức tạp thêm mục tiêu của Tổng thống Biden là khử carbon trong ngành điện vào năm 2035.
Hồi tháng 6 vừa qua, Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Jennifer Granholm tiết lộ rằng chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã đàm phán với các công ty công nghệ lớn để đầu tư vào sản xuất điện thân thiện với khí hậu nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của họ.
"Chúng tôi đã nói chuyện với các công ty dữ liệu. Những công ty lớn có cam kết không sử dụng điện lưới và muốn thấy nguồn điện sạch cho phụ tải cơ sở", bà Granholm nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn.
Bình An
OP
-
Bản tin Năng lượng xanh: Masdar của UAE cam kết đầu tư 15 tỷ USD vào các dự án năng lượng tái tạo của Philippines
-
Bản tin Năng lượng xanh: Công suất điện gió mới của EU năm 2024 chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu cho mục tiêu khí hậu
-
Gió lần đầu trở thành nguồn năng lượng lớn nhất của Vương quốc Anh
-
Bản tin Năng lượng xanh: Các nhà đầu tư cần theo dõi các chủ đề chính về năng lượng mặt trời sau năm 2024 đầy biến động
- Vì sao Mỹ thất bại trong nỗ lực giảm lượng phát thải khí nhà kính năm 2024?
- Tổng quan về thị trường giá cả hydrogen toàn cầu
- Bản tin Năng lượng xanh: Các vụ kiện tụng đã làm tê liệt các nhà máy điện gió ở tây bắc Tây Ban Nha
- Trung Quốc chiếm gần nửa công suất hydro xanh toàn cầu trong năm 2024
- Bản tin Năng lượng xanh: Công suất điện gió mới của EU năm 2024 chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu cho mục tiêu khí hậu