Ba công ty dầu khí lớn nhất châu Âu thu lợi nhuận khủng từ kinh doanh thương mại
![]() |
![]() |
![]() |
Trong nhóm này, Shell lớn hơn BP, Total cả về sản lượng khai thác lẫn quy mô kinh doanh dầu lớn nhất thế giới, hơn cả các công ty thương mại độc lập như Vitol và Glencore. Với quy mô giao dịch trên 12 triệu bpd hàng hóa vật chất (nếu tính cả phái sinh con số sẽ cao hơn nhiều), bình quân mỗi năm, bộ phận kinh doanh của Shell mang lại khoảng 4 tỷ USD lợi nhuận; BP và Total có thu nhập 2-3 tỷ USD/năm với khối lượng 7-10 triệu bpd vật chất và trên 30 triệu bpd hợp đồng tương lai, options.
Thông thường, lợi nhuận kinh doanh chiếm đến 50% lợi nhuận E&P. Vào những năm suy thoái như 2016, 2020, mảng kinh doanh thậm chí đem lại nhiều hơn sản xuất. Một trong những lý do khiến các công ty dầu khí chuyển lợi nhuận sang mảng kinh doanh bởi những công ty thương mại liên quan thường được đăng ký tại thiên đường thuế. Ví dụ, Shell tập trung toàn bộ hoạt động kinh doanh dầu thô vào công ty đăng ký tại Bahamas. Khối lượng giao dịch dầu thô vật chất hàng ngày của Shell, BP và Total vượt sản lượng khai thác tất cả quốc gia thành viên OPEC cộng lại.
Biểu đồ sau thể hiện doanh thu bán dầu (thùng/ngày) của Shell, BP, Total và các công ty thương mại khủng trên thị trường thế giới so với đại gia dầu Trung Đông Ả rập Saudi.
![]() |
Viễn Đông
- Giá dầu hôm nay (21/4): Dầu thô giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
- Tin thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay trở lại sắc đỏ
- Tận dụng giá LNG giảm sâu, Châu Á tăng mạnh nhập khẩu
- Bản tin Năng lượng xanh: Quyết định của chính quyền Trump dừng dự án điện gió ngoài khơi New York khiến ngành điện gió ngoài khơi choáng váng
- Vì sao Mỹ yêu cầu Equinor dừng dự án điện gió ngoài khơi?