Argentina mời thầu xây dựng một đường ống dẫn khí đốt
![]() |
Đấu thầu cho dự án, giai đoạn đầu tiên trị giá 1,5 tỷ USD và dự kiến hoàn thành vào năm 2024, sẽ được khởi động vào tháng 5 và hợp đồng sẽ được trao vào tháng 7, với công việc dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 8. Các ống dẫn khí đã được đưa ra trong một gói đấu thầu riêng.
Đây là dự án hạ tầng năng lượng lớn nhất Aragentina trong 40 năm qua.
Tổng thống Alberto Fernandez hoan nghênh việc khởi động dự án "tạo ra đường ống dẫn khí Nestor Kirchner", được đặt theo tên của một cựu tổng thống Argentina (2003-2007).
Mỏ Vaca Muerta được điều hành bởi công ty dầu khí nhà nước YPF của Argentina hợp tác với tập đoàn Chevron của Mỹ.
Đoạn đầu tiên sẽ dài 558 km nối Tratayén, ở tỉnh Neuquén với Salliqueló, ở tỉnh Buenos Aires, và sẽ tăng nguồn cung cấp khí đốt thêm 22 triệu mét khối mỗi ngày, theo Chính phủ Argentina.
Đoạn thứ hai, dài 467 km, sẽ cho phép vận chuyển khí đốt đến San Jeronimo (cách Buenos Aires 400 km về phía bắc) với lượng bổ sung 17 triệu mét khối mỗi ngày, giúp "cung cấp cho các khu đô thị và công nghiệp ở trung tâm và phía bắc của đất nước và sẽ cung cấp khả năng xuất khẩu sang Brazil và Chile", theo thông cáo báo chí.
![]() |
Mỏ Vaca Muerta, trải dài hơn 30.000 km vuông ở Patagonia, được Bộ Năng lượng Hoa Kỳ coi là trữ lượng khí đá phiến lớn thứ hai thế giới và thứ tư thế giới về dầu đá phiến.
Việc thăm dò và sản xuất hydrocacbon trong mỏ đầy hứa hẹn này đã bị chậm lại trong những năm gần đây do giá dầu giảm, do chi phí khai thác bằng phương pháp nứt vỡ thủy lực vẫn ở mức cao.
Tuy nhiên, vào năm 2021, YPF đã tăng sản lượng khí đốt đá phiến từ 9 lên 18 triệu mét khối, theo Pablo Gonzalez, Chủ tịch YPF. Đây là một tập đoàn được tư nhân hóa vào năm 1990 trước khi được quốc hữu hóa trở lại vào năm 2012.
Bộ trưởng Kinh tế Martin Guzman cho biết: “Ngày nay có một mối liên hệ địa chính trị khiến Argentina có thể tăng tốc trong lĩnh vực năng lượng. Chúng tôi có cơ hội phát triển các cơ sở hạ tầng như dự án đường ống này, cơ hội đó là việc giá dầu tăng vọt do cuộc chiến ở Ukraine.
Bên cạnh YPF và Chevron, Shell, TotalEnergies và Statoil cũng hoạt động tại Vaca Muerta.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
- Malaysia- thị trường chiến lược cho các dự án thượng nguồn và đường ống
- Séc sau 60 năm phụ thuộc hoàn toàn vào dầu mỏ Nga
- Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/4: Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran
- Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump