Ấn Độ thúc đẩy xây dựng các khu công nghiệp sản xuất thiết bị điện mặt trời
![]() |
![]() |
![]() |
Quốc gia này hiện đang kích thích các nhà sản xuất thiết bị điện mặt trời trong nước, nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu nước ngoài và đáp ứng mục tiêu tăng công suất điện mặt trời lên 100 GW vào năm 2022.
Hiện Ấn Độ đang phải nhập khẩu 80% linh kiện, thiết bị điện mặt trời từ Trung Quốc. Để bảo vệ ngành sản xuất trong nước, Bộ này đã đề xuất áp thuế nhập khẩu đối với các thiết bị, linh kiện điện mặt trời ở mức 15-20%.
Song song với đó là gia hạn mức thuế phòng vệ 14,9% đối với các sản phẩm pin và tế bào quang điện nước ngoài thêm 1 năm. Mức thuế này sẽ duy trì đến ngày 28/1/2021, sau đó giảm xuống còn 14,5% đến ngày 29/7/2021, áp dụng đối với tất cả pin mặt trời và tế bào quang điện nhập khẩu từ Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Theo công ty Fitch Solutions, việc đánh thuế 2 lần đối với các thiết bị năng lượng mặt trời nhập khẩu thông quan thuế nhập khẩu và thuế phòng vệ có thể làm tăng chi phí đáng kể cho các dự án, khiến một số lượng lớn dự án phải hủy bỏ hoặc không khả thi về mặt tài chính.
Viễn Đông
- Liên minh Châu Âu ra tối hậu thư cho Romania về trần giá khí đốt
- Thị trường dầu mỏ quốc tế có chịu tác động sau khi Ấn Độ tấn công Pakistan?
- Thuế của Mỹ khiến ngành năng lượng mặt trời chuyển hướng sang Đông Nam Á
- Giá khí đốt của EU đạt mức cao kỷ lục vào năm ngoái
- Hậu quả của việc EU từ chối khí đốt của Nga