Ả Rập Xê-út phản bác các chính sách môi trường "phi thực tế" khi hạn chế năng lượng hóa thạch
![]() |
Nền kinh tế của Ả Rập Xê Út chủ yếu dựa vào dầu mỏ, là một trong những nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới.
"Việc áp dụng các chính sách phi thực tế nhằm giảm lượng khí thải bằng cách loại trừ các nguồn năng lượng hóa thạch sẽ dẫn đến lạm phát tăng cao và giá năng lượng tăng cao trong những năm tới", Thái tử Mohammed nói với Tổng thống Mỹ Joe Biden và các nhà lãnh đạo vùng Vịnh.
"Các thách thức môi trường, đặc biệt là biến đổi khí hậu, đòi hỏi phải được giải quyết một cách thực tế và có trách nhiệm để đạt được sự phát triển bền vững", Thái tử Ả Rập Xê-út giải thích.
Mong muốn một "cách tiếp cận cân bằng", ông kêu gọi "tiếp tục đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch" để "đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng trên toàn cầu". Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những năng lượng này phần lớn gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Ông Joe Biden đã kết thúc chuyến công du đầu tiên tại Ả Rập Xê-út kể từ khi nhậm chức. Washington hy vọng rằng Ả Rập Xê-út sẽ tăng sản lượng dầu với hy vọng làm dịu giá nhiên liệu đang tăng vọt, vài tháng trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Hoa Kỳ.
Sau cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Ả Rập Xê Út vào thứ Sáu, ông Biden nói rằng ông sẽ làm "mọi thứ có thể" để tăng nguồn cung dầu, nhưng thừa nhận rằng kết quả cụ thể sẽ chỉ được nhìn thấy "trong hai tuần tới".
Thái tử Ả Rập Xê-út hôm thứ Bảy nhắc lại cam kết được đưa ra vào tháng 5 để tăng sản lượng dầu hàng ngày hơn một triệu thùng để vượt mức 13 triệu thùng vào từ nay đến năm 2027.
![]() |
![]() |
![]() |
Nh.Thạch
AFP
-
Rosneft đẩy mạnh đầu tư dầu khí giữa lúc thế giới thắt chặt chi tiêu
-
Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump
-
Phán quyết của Chevron có thể đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho các vụ kiện ngành công nghiệp dầu khí
-
Quay lại chiến lược tập trung vào dầu khí truyền thống, BP cảnh báo nợ tăng cao
- Malaysia- thị trường chiến lược cho các dự án thượng nguồn và đường ống
- Séc sau 60 năm phụ thuộc hoàn toàn vào dầu mỏ Nga
- Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 14/4 - 19/4
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 18/4: Mỹ tiếp tục trừng phạt ngành dầu mỏ Iran
- Kỳ vọng và lo ngại của ngành dầu khí Mỹ dưới thời ông Trump