Vì sao Đan Mạch muốn phát triển điện hạt nhân sau 40 năm cấm đoán?
![]() |
Đan Mạch có thể sẽ dỡ bỏ lệnh cấm sử dụng năng lượng hạt nhân được áp dụng từ năm 1985. Hình minh hoạ của AFP |
Chính phủ nước này dự kiến sẽ phân tích những lợi ích tiềm năng từ các công nghệ hạt nhân thế hệ mới trong khuôn khổ báo cáo chính thức sẽ được công bố vào năm 2026.
Rà soát các quy định
Theo Bộ trưởng Lars Aagaard, chính phủ Đan Mạch muốn xem xét tính phù hợp của khung pháp lý cho phép sự xuất hiện của các lò phản ứng hạt nhân cỡ nhỏ, được gọi là lò phản ứng mô-đun nhỏ (Small Modular Reactors – SMR). Những cơ sở này được đánh giá là nhỏ gọn và có thể an toàn hơn so với các cơ sở hạt nhân truyền thống.
“Chúng tôi đang chứng kiến sự phát triển xung quanh các công nghệ mới. Nhưng chỉ có tiềm năng thôi thì chưa đủ, chúng ta cũng cần hiểu rõ giá trị mà chúng có thể mang lại cho xã hội Đan Mạch”, ông Aagaard phát biểu. Những nhận định này đã được bộ của ông xác nhận vào thứ Tư.
Loại trừ năng lượng hạt nhân truyền thống
Bộ trưởng đã làm rõ rằng việc sửa đổi quy định sẽ không liên quan đến các công nghệ hạt nhân truyền thống. Định hướng của chính phủ vẫn tập trung vào việc phát triển năng lượng gió và năng lượng mặt trời, được xác định là những phương thức nhanh chóng và kinh tế nhất để đảm bảo chuyển đổi năng lượng.
Việc cấm năng lượng hạt nhân đã được thực hiện tại Đan Mạch vào năm 1985. Vào năm 2005, việc đóng cửa lò phản ứng Barsebäck 2 của Thụy Điển, gần Copenhagen, đã nhận được sự đồng tình từ đông đảo người dân Đan Mạch.
Áp lực từ Quốc hội
Thông báo được đưa ra trong bối cảnh các cuộc tranh luận gia tăng trong Quốc hội Đan Mạch, nơi một số đảng đối lập ủng hộ việc triển khai năng lượng hạt nhân vào cơ cấu năng lượng quốc gia. Lars Aagaard sẽ phải trả lời các chất vấn của họ trong một phiên điều trần công khai tổ chức vào thứ Tư tuần sau.
Quan điểm của Đan Mạch khác biệt với Thụy Điển, quốc gia hiện đang theo đuổi chính sách ủng hộ năng lượng hạt nhân, với các dự án xây dựng các cơ sở mới đang trong quá trình lập kế hoạch. Báo cáo sắp tới dự kiến sẽ giúp Đan Mạch làm rõ lập trường quy định của mình khi tiến gần đến các mốc thời gian quan trọng về khí hậu, như COP29.
Nh.Thạch
AFP
- Chuyển biến của giới lọc dầu Nhật Bản
- Chiến lược “thay đổi để phát triển” của ngành năng lượng nước Anh
- Philippines tham vọng xuất khẩu điện sạch sang khu vực châu Á
- Vì sao Trung Quốc thống trị thị trường pin xe điện?
- Bản tin Năng lượng xanh: Orsted hủy bỏ dự án điện gió lớn tại Anh do tình hình kinh tế xấu đi