Trung Quốc là người chiến thắng duy nhất ở mỏ Tây Qurna

19:48 | 12/01/2022

|
(PetroTimes) - Tờ Oilprice cho rằng 32,7% cổ phần của West Qurna 1 này sẽ về tay Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc PetroChina, thương vụ này thậm chí có từ trước khi ExxonMobil quyết định rút khỏi mỏ dầu và CSSP.
Trung Quốc là người chiến thắng duy nhất ở mỏ Tây Qurna
Mỏ Tây Qurna 1 của ExxonMobil ở Iraq. Nguồn: World Oil.

Sự quan tâm của các công ty nước ngoài đối với các dự án phát triển mỏ dầu ở miền Nam Iraq đã bị sụt giảm đáng kể khi Iraq và các nước khai thác dầu mỏ hàng đầu hạn chế sản lượng nhằm hỗ trợ cho giá dầu và do diễn biến căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ và Iran.

Tuần trước ExxonMobil đã bán 32,7% cổ phần tại mỏ dầu khổng lồ Tây Qurna 1 cho Công ty Dầu mỏ Quốc gia Iraq INOC.

Exxon Mobil cùng với Shell thực hiện hợp đồng trị giá 50 tỷ đô la để phát triển 9 tỷ thùng Tây Qurna Giai đoạn I từ năm 2009. Theo ước tính của Bộ Dầu mỏ Iraq, dự án sẽ cần khoản đầu tư 25 tỷ USD và 25 tỷ USD phí vận hành khác. Theo hợp đồng, Chính phủ Iraq sẽ trả 1,90 đô la cho mỗi thùng dầu của Tây Qurna 1, theo chế độ tiền thưởng qui định cho các hợp đồng dầu khí ở Iraq.

Vừa qua Iraq đã tiến hành đàm phán với các tập đoàn năng lượng quốc tế lớn như Shell, BP, ExxonMobil, Lukoil và Eni nhằm duy trì đầu tư của các công ty dầu khí quốc tế lớn ở lại Iraq, với mục tiêu thúc đẩy gấp đôi công suất khai thác dầu thô của nước này lên 8 triệu thùng/ngày vào năm 2027.

Nhiều công ty dầu mỏ lớn nhất thế giới, như BP, Total TOTF.PA, Royal Dutch Shell RDSa.L và Eni ENI.MI, có hoạt động tại Iraq, nơi môi trường sinh lời thấp và các điều khoản hợp đồng nghiêm ngặt đã hạn chế lợi nhuận trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, theo tiết lộ của Tờ Oilprice, lý do chính tại sao rất nhiều công ty dầu mỏ lớn của phương Tây đã rút lui trong những tháng gần đây, bao gồm cả ExxonMobil.

Trước hết, phải kể đến dự án Cung cấp Nước biển Chung (CSSP), cấp nước cho hơn sáu mỏ dầu phía Nam, bao gồm mỏ West Qurna 1 hiện có của Exxon và BP.L Rumaila của BP, ban đầu được lên kế hoạch hoàn thành vào năm 2013 nhưng bị trì hoãn đến năm 2022.

CSSP là dự án tốn kém và đầy thách thức, theo Wood Mackenzie.

Iraq đã chọn Exxon để điều phối các nghiên cứu ban đầu của CSSP vào năm 2010. Vào thời điểm đó, Baghdad đặt mục tiêu nâng công suất sản xuất dầu của mình lên 12 triệu thùng/ngày vào năm 2018, sánh ngang với Saudi Arabia. Mục tiêu đó đã bị bỏ lỡ và hiện đã bị cắt giảm xuống còn 6,5 triệu thùng/ngày vào năm 2022 từ khoảng 5 triệu thùng/ngày. Nếu không có dự án cung cấp nước biển lớn, Iraq sẽ phải vật lộn để đạt được mục tiêu này.

ILF Consulting Engineers, công ty thiết kế FEED cho dự án vào năm 2014 cho biết, dựa trên việc xử lý 12,5 triệu thùng/ngày nước biển được vận chuyển đến sáu mỏ dầu, khiến chi phí lên tới 12 tỷ USD.

Theo Tờ Oilprice thì ExxonMobil đã tuyệt vọng thoát ra khỏi dự án quan trọng đối với kế hoạch tăng đáng kể sản lượng dầu thô của Iraq - Dự án Cung cấp Nước biển Chung (CSSP) - trong nhiều năm để tránh bất kỳ tai tiếng nào thiệt hại cho công ty và nước Mỹ. Cuối cùng ExxonMobil tuyên bố không muốn tiếp tục tham gia vào CSSP và cũng mất quan tâm đến việc tiếp tục giữ cổ phần của mình ở Tây Qurna 1. ExxonMobil thấy rõ rằng Iraq sẽ không giải quyết rõ ràng chế độ phần thưởng theo pháp lý, cũng như cho phép tiếp cận các vấn đề pháp lý và sổ sách kế toán liên quan đến Dự án.

Tổ chức Minh bạch Quốc tế trong Chỉ số Nhận thức Tham nhũng luôn xếp Iraq bằng hoặc gần cuối.

OilPrice phân tích, về cơ bản liên quan đến cách thức mà tổng phí thù lao, thuế thu nhập và cổ phần được khấu trừ và được hạch toán vào khoản bồi thường liên quan đến việc giảm mức sản xuất dầu. Các loại chi phí không được tiết lộ và sự tồn tại của các loại quỹ công với quỹ tư nhân, trong nhiều trường hợp được yêu cầu trả trước một phần của giá thầu, khoản tiền này được cho là sẽ được hoàn trả vào một ngày nào đó mà không có bất kỳ ràng buộc nào.

Trong nỗ lực tồn tại của mình, Exxon đã tái đàm phán với Bộ dầu mỏ vào năm 2015, lần này là hợp tác với CNPC của Trung Quốc và CSSP được gộp lại thành một dự án phát triển lớn hơn nhiều được gọi là Dự án miền Nam hợp nhất.

Đây chính là cơ hội của Trung Quốc và Nga. Chi phí khai thác trung bình cho mỗi thùng dầu thô vào khoảng 1-2 đô la Mỹ (chi phí vận hành, không bao gồm chi phí đầu tư) là thấp nhất trên thế giới, ngang Iran và Ả Rập Xê Út.

West Qurna 1 là mỏ siêu lớn, chiếm phần đáng kể trong tổng số 43 tỷ thùng trữ lượng có thể thu hồi của khu vực Basra. Năm ngoái, Bộ Dầu mỏ Iraq cho biết trữ lượng có thể thu hồi là hơn 20 tỷ thùng. Cơ hội này đã khiến Trung Quốc quyết tâm trở thành lực lượng thống trị.

Tờ Oilprice cho rằng 32,7% cổ phần của West Qurna 1 này sẽ về tay Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc PetroChina, thương vụ này thậm chí có từ trước khi ExxonMobil quyết định rút khỏi mỏ dầu và CSSP.

Tuần trước Oilprice đã gọi Trung Quốc là người chiến thắng duy nhất trong mỏ dầu khổng lồ này của Iraq.

Elena