Triển vọng khó đoán, con đường phía trước của ngành công nghiệp dầu mỏ còn gian nan

08:00 | 18/09/2020

|
(PetroTimes) - Các nhà sản xuất và kinh doanh dầu mỏ lớn đang dự báo một tương lai ảm đạm cho nhu cầu nhiên liệu trên toàn thế giới, do đại dịch Covid-19 đang diễn gây ảnh hưởng nặng nề lên nền kinh tế toàn cầu.
Có nên cứu ngành công nghiệp dầu mỏ Venezuela hay không?Có nên cứu ngành công nghiệp dầu mỏ Venezuela hay không?
Khủng hoảng Covid-19 sẽ làm thay đổi ngành công nghiệp dầu mỏ như thế nào?Khủng hoảng Covid-19 sẽ làm thay đổi ngành công nghiệp dầu mỏ như thế nào?
1436-cndk-kho-khyn

Đại dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến nhu cầu nhiên liệu vào mùa xuân, khiến lượng tiêu thụ giảm hơn 1/3 do hàng tỷ người trên thế giới bị hạn chế di chuyển do lệnh phong tỏa được áp dụng tại nhiều nước. Tiêu thụ tăng trở lại vào mùa hè, nhưng ở một số quốc gia nơi trước đây đã kiểm soát được tình hình giờ đây lại đang chứng kiến sự bùng phát trở lại dịch bệnh nguy hiểm này, gây ảnh hưởng đến sự phục hồi.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cảnh báo trong báo cáo hàng tháng hôm thứ Ba 15/9: “Triển vọng rất khó đoán, con đường phía trước còn gian nan trong bối cảnh số ca lây nhiễm Covid-19 gia tăng ở nhiều nơi trên thế giới”.

Cơ quan giám sát năng lượng có trụ sở tại Paris đã điều chỉnh giảm dự báo nhu cầu dầu toàn cầu năm 2020 xuống 200.000 thùng/ngày và lưu ý rằng lượng dầu dự trữ dồi dào sau 3 tháng tăng đã giảm vào tháng 7.

Hôm thứ Hai 14/9, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã cắt giảm triển vọng nhu cầu năm 2020 xuống thêm 400.000 thùng/ngày so với báo cáo trước đó, cho biết nhu cầu dầu thế giới sẽ giảm 9,46 triệu thùng/ngày trong năm nay.

Theo số liệu của Reuters, virus Corona đã lây nhiễm cho hơn 29 triệu người, với khoảng 925.000 ca tử vong trong vòng 9 tháng. Một số công ty đang nghiên cứu vắc xin, nhưng có khả năng vài tháng nữa vắc xin mới được phân phối đại trà và vẫn chưa rõ hiệu quả của vắc xin trong việc ngăn chặn các đợt bùng phát trong tương lai.

Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu toàn cầu của Vitol, Giovanni Serio, cho biết tại Platts APPEC 2020, sự sụt giảm nhu cầu gây ra bởi sự gia tăng liên tục trong các trường hợp lây nhiễm virus trong làn sóng thứ hai là “cú sốc" có khả năng xảy ra mà thị trường dầu mỏ cần tính tới trong vòng 12 đến 24 tháng tới.

Giá dầu toàn cầu giảm mạnh trong tháng 4, hợp đồng tương lai cho dầu thô WTI của Mỹ có thời điểm giảm xuống âm 40 USD/thùng. Giá dầu thô WTI và dầu Brent đều đã phục hồi, nhưng hiện đang giao dịch ở mức dưới 40 USD/thùng, do nhu cầu phục hồi yếu.

Andrew Lipow, chủ tịch của Lipow Oil Associates, cho biết: “Khi các nền kinh tế trên thế giới mở cửa lại, chúng ta đều lạc quan và tin rằng chúng ta sẽ trở lại cuộc sống bình thường".

"Những gì chúng ta đang cảm thấy bây giờ là chúng ta đang bi quan hơn vì chứng kiến sự bùng phát trở lại của các ca lây nhiễm trên khắp thế giới."

Tập đoàn năng lượng khổng lồ BP, trong viễn cảnh hoạt động của mình năm 2020 được công bố hôm thứ Hai 14/9, dự kiến trong kịch bản rằng tiêu thụ dầu đạt mức cao nhất vào năm ngoái do cuộc khủng hoảng dịch bệnh và đại dịch Covid-19 có thể làm giảm nhu cầu dầu ở mức khoảng 3 triệu thùng/ngày vào năm 2025 và giảm 2 triệu thùng/ngày vào năm 2050.

Giám đốc điều hành Vitol, Russell Hardy, có vẻ tích cực hơn khi nói tại hội nghị xăng dầu toàn cầu ở Singapore rằng nhu cầu dầu thô trong lĩnh vực giao thông vận tải, ngoại trừ nhiên liệu máy bay, có thể trở lại mức trước đại dịch vào quý 4/2021. Điều đó có thể giúp tiêu hao lượng hàng tồn kho, đã tăng khoảng 1,2 tỷ thùng trong các chứa nước.

Ông nói: “Thị trường đang dần tiêu thụ hết lượng tồn kho dư thừa", và ông cũng cho biết thêm rằng khoảng 300 triệu thùng đã giảm so với mức đỉnh của năm nay.

Các nhà máy lọc dầu trên toàn thế giới đã cắt giảm chế biến do nhu cầu yếu và lượng dầu thô dồi dào. Tại Mỹ, sản lượng được cung cấp trong 4 tuần qua đã thấp hơn 16% so với cùng kỳ năm trước, theo số liệu của Bộ Năng lượng Mỹ.

Mitch Kawaguchi, Tổng giám đốc mảng dầu thô và tàu chở dầu của hãng lọc dầu Cosmo Oil của Nhật Bản, cho biết tại APPEC, các tổ hợp nhà máy lọc dầu ở châu Á cũng đang trải qua một “thời kỳ khó khăn”.

"Trong những trường hợp này, các tổ hợp nhà máy lọc dầu không phải là câu trả lời để giải quyết cuộc khủng hoảng này".

HTQT