Tại sao CEO Chevron lại chỉ trích chính sách khí đốt tự nhiên của Tổng thống Biden?
Thị trường khí đốt Đông Nam Á có bùng nổ sau những phát hiện của Indonesia, Malaysia? |
Giá khí đốt Châu Âu giảm do đâu? |
CEO Chevron Michael Wirth. Ảnh Reuters |
Nhận xét của CEO được đưa ra sau những kế hoạch mới của Chính phủ về các chính sách nhằm ngăn chặn các trung tâm dữ liệu AI ngốn điện làm suy yếu các mục tiêu về khí hậu của Hoa Kỳ. Tuần trước, Nhà Trắng đã thành lập một nhóm công tác về Cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu AI để cân đối các chính sách sao cho phù hợp với các mục tiêu kinh tế và môi trường của Chính phủ.
Ông Wirth bảo vệ quan điểm sử dụng khí đốt ít carbon thay vì than, để đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của ngành AI.
Ông Wirth phát biểu tại hội nghị Gastech ở Houston: "Sự tiến bộ của AI không chỉ phụ thuộc vào các phòng thí nghiệm thiết kế của Thung lũng Silicon mà còn phụ thuộc vào các mỏ khí đốt ở lưu vực Permian".
Chevron, nhà khai thác dầu số 2 của Hoa Kỳ, là một trong những công ty hàng đầu tại lưu vực Permian (nằm giữa Texas và New Mexico). Permian là mỏ dầu lớn nhất của Hoa Kỳ và chiếm 15% sản lượng khí đốt của quốc gia này.
Ông Wirth cho biết cách tiếp cận của chính quyền Biden nhằm tạm dừng xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho thấy chính quyền "đặt chính trị lên trên sự tiến bộ".
Vào tháng 1, ông Biden đã thông báo tạm dừng phê duyệt các đơn xin cấp phép đang chờ xử lý và trong tương lai để xuất khẩu LNG từ các dự án mới, một động thái được các nhà hoạt động vì khí hậu hoan nghênh. Nhưng điều đó lại trì hoãn thời gian bắt đầu hoạt động của các nhà máy mới cho đến sau cuộc bầu cử ngày 5 tháng 11.
Ông lập luận rằng lệnh tạm dừng xuất khẩu LNG sẽ làm tăng chi phí năng lượng, đe dọa nguồn cung cấp đáng tin cậy và làm chậm quá trình chuyển đổi từ than sang khí đốt tự nhiên, dẫn đến lượng khí thải tăng lên thay vì giảm đi.
"Thay vì áp dụng lệnh tạm dừng xuất khẩu LNG, chính quyền nên dừng các cuộc tấn công vào khí đốt tự nhiên", ông nói thêm.
Ông Wirth nhấn mạnh vai trò của khí đốt trong việc giảm lượng khí thải carbon toàn cầu, trích dẫn dữ liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết hơn một phần ba tổng lượng khí thải nhà kính toàn cầu vào năm 2022 là do đốt than.
Ông cho rằng việc chuyển từ than sang khí đốt có thể là "sáng kiến giảm thiểu carbon lớn nhất trong lịch sử".
Ông cho biết: "Lý do sử dụng khí đốt tự nhiên rất thuyết phục đến nỗi chỉ có yếu tố chính trị mới có thể cản trở được".
Trong bối cảnh toàn cầu mong muốn phi carbon hóa, ông Wirth nhấn mạnh nhu cầu về một môi trường chính sách ổn định và có thể dự đoán được để đảm bảo khí đốt vẫn là nguồn năng lượng đáng tin cậy.
Ông đã vạch ra ba trụ cột cho tương lai năng lượng cân bằng: sự ủng hộ về mặt chính trị đối với khí đốt là chìa khóa cho tương lai ít carbon hơn; tầm quan trọng của việc công nhận những tiến bộ đạt được trong quá trình triển khai các công nghệ và giải pháp khí đốt mới; và phải nhận thức rằng quá trình chuyển đổi năng lượng đòi hỏi sự đổi mới và hợp tác chưa từng có.
Yến Anh
Reuters
-
Bản tin Năng lượng xanh: Ba Lan dự kiến 56% năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng năm 2030
-
Bản tin Năng lượng xanh: Mỹ tìm cách áp thuế hồi tố đối với pin nhập khẩu từ Việt Nam, Thái Lan
-
Tổng thống Biden có thể tiếp tục mở lại kho dự trữ dầu chiến lược
-
Mỹ sẽ trả giá cao hơn để mua dầu bổ sung kho dự trữ