Quyết định cắt giảm sản lượng 500.000 bpd của Nga có gây ra tình trạng hỗn loạn mới trên thị trường dầu mỏ?

10:34 | 13/02/2023

|
(PetroTimes) - Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak hôm thứ Sáu (10/2) tuyên bố, Nga sẽ thực hiện cắt giảm "tự nguyện" sản lượng 500.000 thùng mỗi ngày vào tháng 3 - một động thái tiếp theo việc mở rộng các biện pháp chống lại trừng phạt gần đây của phương Tây.
Quyết định cắt giảm sản lượng 500.000 bpd của Nga có gây ra tình trạng hỗn loạn mới trên thị trường dầu mỏ?
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak.

Phó Thủ tướng Novak mô tả giới hạn giá của G7 là "sự can thiệp vào các mối quan hệ thị trường và tiếp tục chính sách năng lượng hủy diệt của phương Tây". Ông hy vọng việc cắt giảm sản lượng của Nga sẽ góp phần phục hồi các mối quan hệ thị trường. Việc cắt giảm có thể kéo dài một tháng hoặc hơn phụ thuộc vào "tình hình phát triển trên thị trường".

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak nói với các phóng viên rằng quyết định giảm sản lượng dầu 500.000 thùng/ngày (bpd) vào tháng 3 của Nga là tự nguyện và không có sự tham vấn với các quốc gia khác. TASS dẫn lời ông Novak nói: “Đây là mức giảm tự nguyện, không có sự tham vấn với bất kỳ ai về vấn đề này”.

Một nguồn tin trong ngành nói với TASS rằng Nga đã tự quyết định cắt giảm sản lượng dầu vào tháng 3, không có tham vấn với OPEC+.

Giá dầu thô Brent, đã tăng 2,3% lên 86,43 USD/thùng ngay sau thông báo của ông Novak, sau khi giao dịch trước đó phần lớn không đổi trong ngày, Bloomberg đưa tin.

Theo Bloomberg, động thái này có nguy cơ gây ra tình trạng hỗn loạn mới trên thị trường dầu mỏ, vốn cho đến nay đã gây gián đoạn nguồn cung của Nga. Nó thắt chặt hơn nữa các hạn chế về nguồn cung từ OPEC+, đã cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày vào năm ngoái trong nỗ lực hỗ trợ giá. Các đại biểu của OPEC tuyên bố rằng họ sẽ không thực hiện bất kỳ hành động nào để lấp đầy khoảng trống do Nga tạo ra.

Mức cắt giảm tương đương với khoảng 5% sản lượng dầu mỏ của Nga, theo CNN.

Giá dầu thô Brent tương lai, chuẩn mực toàn cầu, tăng 1,7% vào thứ Sáu lên 86 USD/thùng do các thương nhân dự đoán nguồn cung toàn cầu sẽ thắt chặt. Dầu của Mỹ cũng tăng 1,7%, giao dịch ở mức 79 USD/thùng.

Neil Crosby, một nhà phân tích cấp cao tại công ty dữ liệu dầu mỏ OilX, nói với CNN rằng việc cắt giảm 500.000 thùng/ngày không phải là "trường hợp xấu nhất" và vẫn là một tác động nhỏ đối với sản xuất của Nga. Nhưng nó tạo tiền lệ cho việc cắt giảm thêm nếu cần thiết hoặc theo mong muốn của chính quyền Nga. Đồng thời cho biết thêm rằng Moscow có thể gặp khó khăn trong việc tìm đủ nhu cầu đối với dầu thô của mình.

Dầu thô Urals của Nga được giao dịch ở mức thấp hơn so với dầu thô Brent là 28 USD/thùng vào thứ Sáu. Trong vài tháng qua, Ấn Độ và Trung Quốc đã chộp lấy dầu giá rẻ từ Moscow, giống như EU - từng là khách hàng lớn nhất của Nga - đã chấm dứt mọi hoạt động nhập khẩu.

Tờ EnergyIntel cho rằng, việc cắt giảm sản lượng được hiểu là phản ánh sự thất vọng của Moscow với giá dầu thấp, vốn đã gây áp lực lớn lên ngân sách của nước này.

Doanh thu đã bị siết chặt do giá dầu chuẩn giảm từ mức trên 100 USD/thùng trong những tháng sau cuộc xâm lược Ukraine, và do mức chiết khấu sâu mà Nga phải cung cấp để bán dầu bị thay thế bởi lệnh cấm nhập khẩu của EU.

Mức chiết khấu đối với dầu thô Ural của Nga gần đây đã được ước tính lên tới 40 USD/thùng so với dầu Brent chuẩn.

Thông báo của ông Novak đã đẩy giá dầu thô Brent tương lai tăng khoảng 2 USD/thùng vào thứ Sáu, nhưng giá vẫn nằm trong phạm vi gần đây từ mức thấp đến cao là 80 USD/thùng.

Các nguồn tin nói với EnergyIntel rằng Nga hy vọng sẽ thu hẹp mức chiết khấu đối với dầu thô Ural xuống còn 20-25 USD/thùng, với việc Moscow ưu tiên doanh thu cao hơn sản lượng.

Một số nguồn tin cho biết việc cắt giảm sản lượng có thể giúp các nhà xuất khẩu Nga có thêm đòn bẩy trong các cuộc đàm phán giá với người mua ở Ấn Độ và Trung Quốc.

Ông Novak đã cảnh báo vào cuối tháng 12/2022 rằng, Nga có thể phải cắt giảm sản lượng 500.000 - 700.000 thùng/ngày vào đầu năm 2023 để đáp trả các lệnh trừng phạt.

Elena