PetroChina thu được dòng khí đầu tiên từ mỏ bị Chevron bỏ rơi ở Trung Quốc

14:41 | 30/05/2023

|
(PetroTimes) - Sáu giếng khai thác tại mỏ này sẽ cho ra sản lượng 1,71 triệu mét khối mỗi ngày.
BP và PetroChina thành lập công ty liên doanh độc lập mớiBP và PetroChina thành lập công ty liên doanh độc lập mới
Các công ty Trung Quốc tranh giành mua dầu NgaCác công ty Trung Quốc tranh giành mua dầu Nga
PetroChina thu được dòng khí đầu tiên từ mỏ bị Chevron bỏ rơi ở Trung Quốc
Ảnh minh họa

PetroChina, tập đoàn dầu khí nhà nước Trung Quốc, đã thu được dòng khí đốt đầu tiên tại mỏ·khí chua Tieshanpo ở lưu vực Tứ Xuyên phía tây nam Trung Quốc, mà tập đoàn khổng lồ Chevron của Mỹ đã từ bỏ vào năm 2019.

Khí chua Tieshanpo có hàm lượng hydro sunfua cao tới 14,19% -15,54%. Công ty rất muốn tận thu khai thác các nguồn dự trữ có hàm lượng lưu huỳnh cao hoặc địa chất phức tạp để thúc đẩy sản xuất khí đốt như một phần của quá trình chuyển đổi năng lượng.

Dựa trên kế hoạch phát triển tổng thể, PetroChina đã khoan sáu giếng khai thác, có thể khai thác 1,71 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày. Về lâu dài, PetroChina sẽ bổ sung thêm ba giếng nữa tại mỏ này.

Sự phát triển cũng bao gồm một trạm khử nước mới, hai trạm thu khí từ giếng, một trạm đo lường và một đường ống xuất khẩu kéo dài 17,3 kilomet, PetroChina cho biết.

Trong khi đó, nhà máy khí đốt tại thành phố Vạn Nguyên tại tỉnh Tứ Xuyên có thể xử lý 4 triệu mét khối khí đốt mỗi ngày từ mỏ khí này.

Dòng khí đầu tiên của Tieshanpo đến chậm hơn sáu tháng so với kế hoạch ban đầu do PetroChina hết sức thận trọng với các biện pháp an toàn để ngăn chặn rò rỉ có thể xảy ra.

Công ty đã triển khai đồng thời hệ thống giám sát rò rỉ và hỗ trợ khẩn cấp bằng cách sử dụng các máy dò khí cố định và hệ thống giám sát rò rỉ laser trong các cơ sở thu gom và vận chuyển khí đốt.

Tieshanpo là một phần của tổ hợp khí chua Chuandongbei, bao gồm các mỏ khí Dukouhe-Qilibei và Luojiazhai. Năm 2007, PetroChina đã mời Chevron làm đối tác tại dự án Chuandongbei sau một số sự cố cho thấy nhu cầu chuyên môn của công ty Trung Quốc trong việc xử lý khí có hàm lượng lưu huỳnh cao.

Sự cố tồi tệ nhất là vào tháng 12 năm 2003, khi một vụ phun trào dẫn đến thoát khí độc tại giếng Luojia 16H, cướp đi sinh mạng của hơn 240 người.

Chevron có 49% cổ phần trong mỏ Luojiazhai, vốn đã đi vào khai thác. Sản lượng ròng hàng ngày từ mỏ này của ông lớn đến từ Mỹ đạt trung bình 104 triệu feet khối khí đốt tự nhiên vào năm 2021.

Vào năm 2019, Chevron đã từ bỏ cổ phần của mình đối với các dự án khí đốt tự nhiên Tienshanpo và Dukouhe-Qilibei.

Đỗ Khánh