Nord Stream kiện các công ty bảo hiểm ở London về vụ nổ đường ống năm 2022
![]() |
![]() |
![]() |
Rò rỉ khí từ đường ống Nord Stream 2 trên đảo Bornholm, Đan Mạch, ngày 27 tháng 9 năm 2022. Ảnh Reuters |
Nord Stream AG đã kiện Công ty bảo hiểm Lloyd's và Arch Insurance (EU) DAC trong vụ kiện được đệ trình lên Tòa án tối cao London vào tháng trước.
Trong một email, Nord Stream có trụ sở tại Thụy Sĩ xác nhận có tranh chấp hợp đồng tại các tòa án thương mại ở London giữa họ và các công ty bảo hiểm liên quan đến hệ thống đường ống này.
Nhóm truyền thông của Nord Stream cho biết: “Tuy nhiên, chúng tôi muốn mọi người hiểu rằng chúng tôi không có quyền đưa ra bất kỳ nhận xét chi tiết nào về thủ tục pháp lý”.
Hồ sơ tòa án nêu rõ ước tính sơ bộ hiện tại của Nord Stream về “chi phí khử nước và ổn định đường ống, tiến hành sửa chữa toàn bộ và thay thế lượng khí đốt tồn bị mất” là từ 1,2 tỷ đến 1,35 tỷ euro.
Trong vụ kiện của Nord Stream, một trong các đường ống đã bị biến dạng ở một khu vực khi nó bị hư hỏng.
Lloyd's từ chối bình luận. Arch đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Vụ kiện này tập trung vào vụ nổ vào tháng 9 năm 2022 làm hư hỏng đường ống Nord Stream 1 và Nord Stream 2. Thụy Điển – quốc gia hồi tháng trước đã hủy bỏ cuộc điều tra – và Đức đều đã tìm thấy dấu vết của chất nổ liên quan đến vụ việc, cho thấy đây là một hành động có chủ ý.
Trong vụ kiện của mình, Nord Stream đang kiện tất cả các công ty bảo hiểm mà họ ký kết để chịu trách nhiệm về mọi rủi ro hoạt động ở nước ngoài cũng như chính sách về mọi rủi ro vượt mức của Nord Stream.
Theo tài liệu của tòa án, Nord Stream đang thay mặt chính mình kiện Lloyd's, và với tư cách là đại diện cho những người khác mà đã ký hợp đồng với các công ty bảo hiểm này.
Yến Anh
Reuters
- Vì sao Pháp phải hạ mục tiêu phát triển hydro carbon thấp?
- Nhà máy lọc dầu Thổ Nhĩ Kỳ quay lại với dầu thô Nga
- Tin Thị trường: Giá dầu thế giới hôm nay tăng nhẹ
- Thái Lan gia nhập nhóm các nước muốn tăng nhập khẩu LNG của Mỹ để tránh thuế quan
- Mỹ và UAE đàm phán thỏa thuận hợp tác hạt nhân dân sự mới