Nigeria trì hoãn kế hoạch xuất khẩu dầu

09:47 | 30/04/2020

|
(PetroTimes) - Công ty dầu quốc doanh Nigeria đã quyết định lùi thời điểm công bố kế hoạch xuất khẩu dầu tương lai do liên quan tới kế hoạch cắt giảm sản lượng khai thác để phù hợp với thỏa thuận của OPEC+.
nigeria tri hoan ke hoach xuat khau dau

Giá bán chính thức (OSP) đối với dầu Nigeria, thường được công bố trong tuần thứ 2 hay thứ 3 hàng tháng, hiện vẫn chưa được công bố.

Một nguồn tin nói rằng, các lô hàng tháng 5 sẽ bị trì hoãn và các lô hàng mới tháng 6 có thể tương đối ít. Trong khi đó, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Nigeria (NNPC) được cho là đang tiến hành cắt giảm đối với công ty quốc tế. Đó là lý do tại sao chương trình cho tháng 6 và OSP cho tháng 5 vẫn chưa ra mắt.

NNPC hiện vẫn chưa đưa ra bất kỳ thông báo chính thức về việc trì hoãn hay cắt giảm sản lượng. NNPC sẽ tiến hành thảo luận về vấn đề cắt giảm với các công ty đang làm việc trong nước này, bao gồm công ty Royal Dutch Shell, BP, Exxon Mobil, Eni và Chevron.

Theo đó, các cuộc đàm phán về cắt giảm sản lượng đối với tất cả công ty, tập trung vào hạn chế thêm sản lượng đối với các mỏ ngoài khơi không được điều hành bởi một công ty liên doanh với NNPC.

Các thương nhân cho biết, dầu thô Bonny Light của Nigeria được chào ở mức thấp hơn dầu thô Brent 5 USD so với mức cộng 3 USD trong tình trạng thì trường bình thường.

Lượng tồn kho đang tăng nhanh chóng do nhu cầu dầu sụt giảm bởi các biện pháp phong tỏa toàn cầu nhằm chống lại sự lây lan của đại dịch Covid-19 là thách thức lớn đối với một số nhà sản xuất muốn tìm kiếm khách hàng.

Được biết, ít nhất 3 lô dầu thô của Nigeria vẫn sẵn sàng xuất khẩu trong tháng 4 và tháng 5, trong khi quốc gia này có tồn kho trong nước chỉ ở mức tối thiểu.

Tuần trước, giám đốc NNPC Mele Kyari trả lời báo giới rằng, Nigeria phải cắt giảm sản lượng do hạn chế công suất lưu trữ.

Ngoài ra, các thị trường chủ chốt ở châu Âu và châu Á đã quay sang ủng hộ các nhà sản xuất dầu ở gần họ hơn, nhằm cắt giảm thời gian vận chuyển trong bối cảnh tình trạng thị trường không rõ ràng và giảm cước vận chuyển.

Bình An

Reuters