Những sự kiện nổi bật trên thị trường Năng lượng Quốc tế từ 12/4 -17/4
![]() |
1. Brazil đang xem xét khả năng tài trợ một quỹ tương lai để trợ cấp giá nhiên liệu trong nước với một phần số tiền thu được từ một cuộc đấu giá dầu ở nước ngoài vào cuối năm nay, một nguồn tin am hiểu về các kế hoạch của chính phủ nói với Reuters
Giá nhiên liệu và những đợt tăng giá vào đầu năm nay đã trở thành mấu chốt của cuộc tranh cãi giữa Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro và công ty dầu khí nhà nước Petrobras. Tranh cãi kết thúc bằng việc ông Bolsonaro buộc giám đốc điều hành của Petrobras, Roberto Castello Branco từ chức.
2. Bộ Năng lượng Nga cho rằng, nước này không có khả năng trở lại mức sản xuất dầu trước đại dịch. Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, Nga đang sản xuất 560 triệu tấn dầu, tốc độ khoảng 11,3 triệu thùng/ ngày, đạt mức kỷ lục vào năm 2019.
Tuy nhiên, vào năm 2020, mức sản xuất giảm lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ do Nga đồng ý cắt giảm sản lượng bên cạnh các nước OPEC+ để giúp ổn định giá dầu.'
3. Tập đoàn dầu khí Shell cho biết, các cổ đông sẽ tham gia bỏ phiếu về Chiến lược Chuyển đổi Năng lượng trong khuôn khổ cuộc họp đại hội đồng thường niên được tổ chức vào tháng tới.
Shell đã cam kết trở thành công ty năng lượng không phát thải ròng vào năm 2050. Đầu năm nay, hãng này cho biết sản lượng dầu của họ đã đạt đỉnh vào năm 2019 và dự kiến sẽ giảm liên tục trong ba thập kỷ tới.
4. Hãng thông tấn SANA mới đây đưa tin, một đoàn xe bồn hạng nặng gồm hơn 40 chiếc của Mỹ chở đầy dầu và được che kín vừa di chuyển từ Syria đến Iraq.
Hành động trộm dầu của Mỹ được Bộ trưởng Năng lượng và Dầu mỏ Syria, Bassam Tomeh ví không khác gì hải tặc trên biển.
Kể từ khi Mỹ đưa quân đến Syria, tổng thiệt hại trong ngành dầu mỏ mà nước này đang phải chịu đựng đã lên tới hơn 92 tỉ USD. Đồng thời, ông Tomeh nhấn mạnh Washington đang kiểm soát 90% nguồn dầu thô trong khu vực Đông Bắc Syria.
5. Theo tờ Business Standard của Ấn Độ, Công ty dầu Nhà nước Ấn Độ cùng một số nhà lọc dầu khác của nước này đã được lệnh phải cắt giảm 1/3 lượng nhập khẩu dầu từ Ả Rập Xê-út ngay từ tháng tới. Thay vào đó, Ấn Độ sẽ tăng cường các nguồn cung dầu từ Tây Phi, Mỹ, hay Canada.
Mâu thuẫn giữa Ấn Độ với Tổ chức các nước xuất dầu mỏ (OPEC), đứng đầu là Ả Rập Xê-út nổi lên, sau khi Ấn Độ kêu gọi OPEC nới lỏng van dầu để giúp nền kinh tế thế giới hồi phục. Tuy nhiên đáp lại, Riyadh lại tuyên bố rằng, Ấn Độ hãy sử dụng lượng dầu nước này đã tích trữ được trong giai đoạn dầu mất giá. Một động thái khiến Bộ trưởng Dầu mỏ Ấn Độ chỉ trích là thiếu tính ngoại giao.
Bình An
- Ngành dầu mỏ Trung Quốc chuẩn bị gì trước cuộc chiến thương mại với Mỹ?
- Chi phí khai thác dầu khí tại Mỹ ra sao sau chính sách thuế của ông Trump?
- Mỹ hạ dự báo giá dầu Brent cho năm 2025 và 2026
- Những sự kiện nổi bật trên Thị trường Năng lượng Quốc tế tuần từ 5/5 - 10/5
- Thuyết âm mưu về chính sách của OPEC+?