Những "ông lớn" trong ngành năng lượng đổi hướng?

08:33 | 13/03/2021

|
(PetroTimes) - Trong khi “vàng đen” hứa hẹn sẽ tăng trưởng trong những thập niên tới, cuộc khủng hoảng y tế kéo dài hơn 1 năm qua đã và đang giáng một đòn mới lên thị trường vốn bấp bênh do chịu nhiều biến động.
Những

Tương lai nào cho ngành dầu mỏ?

Chuyển đổi bất ngờ

Total không còn là Total nữa. Công ty lớn thứ 5 nước Pháp này, một lần nữa quyết định đổi tên. Đây chẳng còn là câu chuyện mua bán hay sáp nhập nữa, mà là một hướng đi lột xác từ nhiều năm trước, ý định trên sẽ được trình Đại hội đồng cổ đông vào cuối tháng 5-2021.

Sự chuyển dịch cưỡng bức hướng đến các năng lượng thải ra ít carbon luôn là điều mọi người trông đợi và hướng tới. Phải nói rằng công ty đa quốc gia này đã trải qua một năm khủng hoảng với khoản lỗ ròng 7,2 tỉ USD năm 2020, so với lợi nhuận 11,2 tỉ USD vào năm 2019.

Năm 2020 đã diễn ra 2 cuộc khủng hoảng lớn: đại dịch Covid-19 ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu tiêu thụ trên thế giới, trong đó có dầu, điều này đã khiến giá dầu Brent giảm xuống dưới 20 USD/thùng trong quý II, Giám đốc điều hành Total Patrick Pouyanné giải thích.

Đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng vào tháng 4-2020 khi dầu mỏ của Mỹ lao vào “vùng âm”. Nói tóm lại, các nhà sản xuất trả tiền để tự thu dọn dầu của mình. Đây là hậu quả của lần phong tỏa toàn cầu đầu tiên do đại dịch, đồng thời, cũng do sự thay đổi lớn trong sản xuất toàn cầu.

Dư thừa nguồn cung

Vài năm trước, nhờ có khí đá phiến, Mỹ nhanh chóng trở thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới, trong khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đối tác (OPEC+) gần đây mới đạt thỏa thuận kìm hãm sản lượng để làm tăng giá dầu. Nguồn cung quá nhiều sẽ khiến giá dầu giảm. Đúng lúc này, đại dịch Covid-19 diễn ra và tiếp tục kìm hãm nhu cầu tiêu thụ. Ở Mỹ, những công ty sản xuất đá phiến trước kia từng phát triển mạnh mẽ, nay suy sụp, nhiều công ty buộc phải nộp đơn phá sản.

Tại một số quốc gia, khủng hoảng cũng là dịp để tăng tốc quá trình chuyển đổi năng lượng. Pháp là một ví dụ, nước này đã yêu cầu ngành hàng không chuyển sang sử dụng khí hydro vào năm 2035 từ nguồn viện trợ công.

Những

Cơ sở ExxonMobil tại Point Thomson, Mỹ

Không có gì đáng ngạc nhiên khi “ông lớn” - biệt danh của 6 công ty dầu khí tư nhân (Total, ExxonMobil, Shell, BP, Chevron Texaco và ConocoPhillips) - đã bắt đầu chuyển đổi mô hình kinh doanh. Nhưng cú sốc năm 2020 khiến mọi thay đổi trở nên cấp bách. Patrick Pouyanné nhấn mạnh: “Tập đoàn Total khẳng định sẵn sàng dịch chuyển thành một công ty đa năng lượng để đáp ứng thách thức kép của quá trình chuyển đổi năng lượng: nhiều năng lượng hơn, ít phát thải hơn”.

Thay đổi phương hướng

Một vài tuần trước khi khủng hoảng y tế diễn ra, vị Tổng giám đốc Total có ý thận trọng, thậm chí có chút miễn cưỡng giải thích vào tháng 1-2020: “Nhiên liệu hóa thạch đại diện cho 90% hỗn hợp năng lượng toàn cầu ngày nay. Chúng sẽ không biến mất chỉ bằng một cái vung đũa phép”.

1 năm sau, Total cho ra thêm nhiều thông báo theo hướng “hỗn hợp năng lượng”: khí đốt và năng lượng tái tạo. Tuần trước, tập đoàn đã mua lại một danh mục dự án năng lượng mặt trời 2,2 GW và dự án pin tích trữ năng lượng 600 MW, toàn bộ đều nằm ở Texas. Giữa tháng 1-2021, tập đoàn này mua lại 20% cổ phần của Adani Green Energy Limited (AGEL), một tập đoàn năng lượng mặt trời khổng lồ ở Ấn Độ. Những thông cáo báo chí được phát ra nhiều tuần sau đó… Điểm đáng chú ý của chiến lược này là Total rút ra khỏi Viện Dầu khí Hoa Kỳ - một cơ quan vận động hành lang của các công ty dầu khí trên thế giới.

Người Mỹ đang chậm chân

Thế nhưng, Total cũng chưa phải là công ty duy nhất thay đổi mô hình kinh doanh. Hai công ty châu Âu khác là Shell và BP dự kiến công bố mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2025. Người đứng đầu Shell tự đặt ra nghi vấn: “Chúng tôi sở hữu một mô hình lớn, nhưng liệu nó có phù hợp với tương lai không?”. Với mục đích tạo điều kiện phát triển năng lượng tái tạo, Shell hứa hẹn giảm 40% kinh phí đầu tư vào hydrocarbon. Về phần BP, công ty này khẳng định muốn giảm 40% sản lượng dầu và khí từ nay đến năm 2030.

Những

Công nhân khai thác dầu mỏ tại Texas

Nhưng không phải “ông lớn” nào cũng tham gia vào xu hướng mới này. Các công ty của Mỹ như ExxonMobil, ConocoPhillips và Chevron, ngược lại, chọn đánh cược vào dầu. Nguyên do đơn giản là thế giới vẫn chưa sẵn sàng bỏ qua hydrocarbon và nhu cầu tiêu thụ sẽ nhanh chóng mạnh mẽ khi cơn khủng hoảng y tế qua đi, nhất là ở Trung Quốc và Ấn Độ. Tháng 10-2020, ConocoPhilips thậm chí đã chi 10 tỉ USD để mua lại Concho, một chuyên gia khai thác dầu đá phiến ở Texas. ExxonMobil khẳng định vị trí của mình tại Guyana cho các hoạt động khoan dầu, còn Chevron tiêu tốn 5 tỉ USD để mua lại Noble Energy, một công ty dầu khí lâu đời tại Texas.

Khó tránh được rủi ro khi đánh cược lúc này, vấn đề bảo vệ môi trường đặc biệt là từ khi Joe Biden đắc cử sẽ gây áp lực lên các công ty Mỹ. Mặt khác, vài tháng nay, mối quan hệ của các công ty Mỹ với chính quyền có vẻ rạn nứt. Tuần trước, người đứng đầu Chevron cho biết họ sẽ giảm mạnh các dự án đầu tư vào dầu khí từ nay đến năm 2040. “Trong 20 năm nữa, sẽ có những sự lựa chọn mà chúng ta bỏ qua ngày hôm nay và chắc chắn chúng sẽ được thực hiện trên quy mô rất lớn”, CEO của Chevron, Michael Wirth nêu ý kiến. Nhưng ông cũng khẳng định: “Những sự lựa chọn đó sẽ không bị xóa bỏ trong 20 năm tới. Vì chúng đều rất quan trọng”.

Các tập đoàn châu Âu và Mỹ ai đã chọn được chiến lược tài chính tốt nhất? Rõ ràng, sau đợt lỗ kỷ lục trong năm 2020, những bước đi sai lầm sẽ không thể quay đầu.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi “ông lớn” - biệt danh của 6 công ty dầu khí tư nhân (Total, ExxonMobil, Shell, BP, Chevron Texaco và ConocoPhillips) - đã bắt đầu chuyển đổi mô hình kinh doanh. Nhưng cú sốc năm 2020 khiến mọi thay đổi trở nên cấp bách.

S.Phương

S.Phương