Ngành dầu mỏ đang gánh chịu những thiệt hại như thế nào từ cuộc khủng hoảng giá dầu

09:00 | 26/06/2020

|
(PetroTimes) - Ngoài khủng hoảng đại dịch đã và đang tác động tiêu cực đến thị trường dầu khí toàn cầu, các quốc gia xuất khẩu dầu, các công ty sản xuất dầu mỏ, các công ty thương mại dầu khí, các công ty dịch vụ dầu khí, các công ty đá phiến (Mỹ) đang phải vượt qua nhiều "cơn bão lớn" trên thị trường hiện nay gồm: bối cảnh quyền lực địa chính trị thay đổi, cuộc chiến giành thị phần khốc liệt và tốn kém, những dự báo triển vọng tương lai ảm đạm. 
nganh dau mo dang ganh chiu nhung thiet hai nhu the nao tu cuoc khung hoang gia dauIMF dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2020
nganh dau mo dang ganh chiu nhung thiet hai nhu the nao tu cuoc khung hoang gia dauNga đứng đầu thế giới về trữ lượng khí đốt

Nhiều tay chơi lớn trên thị trường đã phải đánh giá lại tình hình tồi tệ trên thị trường dầu mỏ khi phải đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến sự tồn tại và duy trì hoạt động. Mới đây nhất là tập đoàn dầu khí Saudi Aramco đã phải cắt giảm nhân sự, đồng thời tăng cường huy động tài chính qua kênh trái phiếu nhằm ổn định phần nào thanh khoản. Bài phân tích sẽ trình bày góc nhìn về tình hình một số nước được cho là thiệt hại nặng nề nhất từ cuộc khủng hoảng giá dầu hiện nay.

Oman

nganh dau mo dang ganh chiu nhung thiet hai nhu the nao tu cuoc khung hoang gia dau

Đa số các phân tích trên thị trường tập trung nhiều về vai trò trung gian hòa giải của Oman trong khu vực Vùng Vịnh đầy biến động nhưng ít ai nói tới Oman đang gặp vấn đề lớn về tài chính. Quốc gia này đặc biệt nhạy cảm với cú sốc giá dầu và trên thực tế Oman là một trong những nhà sản xuất dễ bị tổn thương nhất khi biến động về giá dầu xảy ra.

Theo hãng xếp hạng Fitch, sản xuất dầu mỏ tại Oman đạt ngưỡng hòa vốn khi giá dầu Brent ở mức 82 USD/thùng - mức giá tối thiểu để cân đối ngân sách. Tuy nhiên, giá dầu Brent hiện nay chỉ bằng 1/2 so với dự toán của Chính phủ Oman. Theo đánh giá của PWC, các khoản thu từ dầu mỏ chiếm 2/3 nguồn thu ngân sách của Oman và ngân sách 2020 của nước này được dự toán trên cơ sở giá dầu Brent ở mức 58 USD/thùng. Oman có sản lượng khai thác đạt gần 1 triệu thùng/ngày và hầu như xuất khẩu toàn bộ lượng dầu thô khai thác của mình. Để duy trì hoạt động của nền kinh tế trong thời điểm này, Oman phải nhận một số hỗ trợ tài chính từ các quốc gia Vùng Vịnh khác như Qatar, UAE và có thể là cả Arab Saudi.

Angola

Nhà sản xuất dầu thô lớn thứ hai châu Phi này phụ thuộc lớn và nguồn thu dầu mỏ. Khoảng 90% nguồn thu xuất khẩu dầu mỏ đang đóng góp cho ngân sách nước này. So với tháng 4, giá trị xuất khẩu dầu dầu thô trong tháng 5 của Angola đã giảm 50%. Ngân sách chỉ thu về khoảng 380 triệu USD tiền mặt từ việc bán dầu. Khủng hoảng giá dầu khiến mức sản xuất của Angola giảm từ 1,4 triệu thùng /ngày (03/2020) xuống 1,31 triệu thùng/ngày trong tháng 4 và còn 1,28 triệu thùng/ngày trong tháng 5 (theo thỏa thuận OPEC+).

Nigeria

Nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất châu Phi đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng toàn diện từ các nhà sản xuất độc lập. Công ty dầu mỏ độc lập lớn thứ ba tại Nigeria Shoreline Group cho biết, các nhà sản xuất dầu độc lập tại đây chiếm 20% sản lượng dầu khai thác, tương đương 400.000 thùng/ngày tại Nigeria. Các nhà sản xuất này đang đối mặt với khoản nợ lớn vì hầu hết các công ty này mua tài sản dầu khí 6 năm trước tại thời điểm giá dầu ở ngưỡng 100 USD/thùng.

Tình hình ít nghiêm trọng hơn đối với Công ty Dầu khí Quốc gia Nigeria (NNPC), song NNPC đã phải đàm phán với tất cả các đối tác và nhà cung cấp để cắt giảm chi phí hoạt động từ 30 - 40%. Mục tiêu của NNPC là giảm 10 USD/thùng chi phí sản xuất dầu thô đến cuối năm 2021. Con số đó dường như là không đủ để nước này đối phó với cuộc khủng hoảng giá dầu hiện nay khi điểm hòa vốn trong sản xuất dầu tại NNPC đang cao nhất thế giới ở mức 144 USD/thùng do chi phí khai thác lớn và tình trạng tham nhũng nghiêm trọng.

Venezuela

Thật khó có thể đánh giá chính xác cuộc khủng hoảng giá dầu hiện nay quyết định bao nhiêu cho tương lai của Venezuela, nhưng hiển nhiên cuộc khủng hoảng này có vai trò quan trọng. Quốc gia sở hữu tài nguyên dầu mỏ lớn nhất thế giới này đang chứng kiến số giàn khoan dầu giảm xuống chỉ còn 1 đơn vị; hàng tỷ thùng dầu không được khai thác trong khi tình hình tài chính của chính phủ nước này lâm vào tình trạng "hỗn loạn". Ngoài việc hoạt động xuất khẩu dầu thô bị kìm hãm bởi các lệnh trừng phạt của Mỹ, sản lượng khai thác dầu của Venezuela hiện nay đã giảm xuống chỉ còn 570.000 thùng/ngày.

Bahrain

Nhiều tay chơi trên thị trường cho rằng, Bahrain không hẳn là quốc gia gặp nguy hiểm do khủng hoảng giá dầu. Quốc gia này nhiều khả năng được KSA hỗ trợ nếu thực sự có vấn đề. Tuy nhiên điểm hòa vốn trong sản xuất dầu của Bahrain cao thứ hai trên thế giới, ở mức 96 USD/thùng, do đó quốc gia này không tránh khỏi thâm hụt nguồn thu và mất cân đối tài chính khi nguồn thu từ dầu mỏ chiếm 85% nguồn ngân sách của Bahrain. Chắc chắn KSA phải có trách nhiệm hỗ trợ Bahrain khi nước này là khi khơi mào cuộc chiến tranh giá dầu vừa qua.

Iraq

Tương tự như Venezuela, nhà sản xuất dầu mỏ này đã gặp nhiều vấn đề trước vụ sụp đổ giá dầu gần đây. Từ đầu năm 2020, Iraq đang đối mặt với bất ổn chính trị, sự lây lan rộng của đại dịch, ngân sách quốc gia "trống rỗng". Quốc gia này hiện không thể trả hàng tỷ USD tiền lương cho công nhân dầu khí trong tháng 6 và tháng 7, đồng thời phải tuân thủ hạn ngạch cắt giảm trong OPEC+. Sản lượng khai thác dầu thô của Iraq đã giảm từ 4,57 triệu thùng/ngày trong tháng 3 xuống còn 4,165 triệu thùng/ngày trong tháng 5, trong khi phải cố gắng để giữ điểm hòa vốn ở mức 60 USD/thùng.

BP

nganh dau mo dang ganh chiu nhung thiet hai nhu the nao tu cuoc khung hoang gia dau

Vào đầu tháng 6, tập đoàn dầu khí BP thông báo sẽ giảm 10.000 việc làm, tương đương 15% lao động của hãng do thực hiện quá trình chuyển đổi năng lượng và kế hoạch khí hậu. Trong khi một số công ty dầu khí quy mô nhỏ hơn đã tuyên bố cắt giảm lao động trải rộng thành nhiều đợt trong những tháng qua thì BP đã trì hoãn cắt giảm nhân sự trong thời kỳ đại dịch cho đến nay. Ngoài việc sa thải nhân viên, BP tuyên bố sẽ bán 17,5 tỷ USD tài sản dầu khí toàn cầu sau khi hạ dự báo giá dầu và khí đốt trong dài hạn.

Vitol

Đối với các công ty thương mại dầu khí lớn nhất thế giới này, tình hình hoạt động cũng khá ảm đạm. Lợi nhuận ròng trong quý I/2020 của Vitol đã giảm 70% xuống còn 180 triệu USD. Một trong những vấn đề khó khăn của hãng hiện nay lượng hàng tồn kho trong năm nay đang ở mức rất cao.

Qatar

nganh dau mo dang ganh chiu nhung thiet hai nhu the nao tu cuoc khung hoang gia dau

Qatar có thể không phải là một cường quốc dầu mỏ nhưng chắc chắn là nhà sản xuất LNG hàng đầu thế giới. Và khi giá dầu sụp đổ, kéo theo giá LNG xuống mức thấp đã khiến thị trường LNG trải qua cú sốc về nhu cầu lớn nhất trong năm 2020. Việc mở rộng mạnh mẽ công suất LNG trong năm 2021 không thực sự mang nhiều ý nghĩa. Quốc gia này cũng không tránh khỏi khó khăn về tình hình tài chính khi thương mại LNG chiếm 62% tổng doanh thu xuất khẩu. Ngân sách năm 2020 của Qatar được dự toán cơ sở giá dầu ở mức 55 USD/thùng. Qatar đã lên kế hoạch vận hành dự án LNG lớn nhất thế giới vào năm 2024 nhưng sau đó quyết định trì hoãn. Tuy nhiên, nước này khẳng định các dự án LNG của họ sẽ không bị ảnh hưởng bởi biến động thị trường.

Trong khi một số tay chơi đang mất mát lớn, tìm mọi cách để duy trì hoạt động thì một số khác đang hưởng lợi sau sự kiện sụp đổ giá dầu. Goldman Sachs đã ghi nhận khoản lãi 1 tỷ USD cho những dự đoán chính xác việc giá dầu giảm xuống mức âm. Công ty thương mại dầu mỏ Trafigura, nhà kinh doanh dầu mỏ và kim loại lớn thứ hai thế giới đã kiếm được khoảng lãi ròng hơn 500 triệu USD nhờ sự biến động giá dầu.

Phạm TT

Theo Oilprice.