MOL: Không có lý do gì để từ bỏ dầu của Nga
Phía sau quyết định tăng giá bán dầu của Saudi Aramco |
Mỏ dầu lớn nhất Lybia lại ngừng hoạt động |
Ảnh Reuters |
Sau cuộc xung đột ở Ukraine năm 2022, EU đã cấm nhập khẩu dầu của Nga vào các quốc gia thành viên, nhưng đã miễn trừ cho Hungary, Slovakia và Cộng hòa Séc để họ có thể tìm các tuyến đường và nguồn cung thay thế. Nhiều nhà phê bình cho rằng Hungary đã không tuân thủ đúng để đạt được điều đó.
Theo bản ghi âm mà Reuters nghe được, "Tại sao chúng ta nên cai dầu mỏ của Nga?", Zsolt Hernadi, Tổng Giám đốc điều hành của tập đoàn MOL đã đặt câu hỏi với khán giả trong một buổi tọa đàm diễn ra vào thứ sáu tuần trước tại thành phố Esztergom, miền bắc Hungary.
Các nhà máy lọc dầu ở Hungary và Slovakia không giáp biển được cung cấp dầu thô của Nga thông qua nhánh phía nam của đường ống Druzhba, nhưng nguồn cung từ Lukoil - nhà xuất khẩu dầu lớn nhất của Nga qua Ukraine đã bị dừng lại vào tháng 7 sau lệnh cấm của chính quyền Ukraine.
Sau đó, Liên minh châu Âu đề xuất Hungary và Slovakia sử dụng công suất dự phòng trên đường ống JANAF Adriatic tại Croatia để nhận nguồn cung cấp dầu thô vận chuyển bằng đường biển không phải của Nga cho cả hai nước này.
Nhưng tuần trước, cả Hungary và Slovakia đều phản đối, nói rằng Croatia đã không đầu tư vào việc xây dựng năng lực vận chuyển, và đặt câu hỏi về công suất tối đa đã công bố của đường ống đó. Croatia cảm thấy vô cùng bị xúc phạm và bác bỏ ý kiến cho rằng họ không phải là nhà cung cấp đáng tin cậy.
Ông Hernadi cho biết: "Không phải các chính trị gia mà chính ban quản lý của MOL mới là người quyết định mua dầu ở đâu".
"Nếu chúng tôi quyết định dừng nguồn cung dầu của Nga từ đường ống Druzhba... Hungary sẽ chỉ còn một tuyến cung cấp (đường ống Adria). Tuyến nào tốt hơn? Hai hay một? Tuyến nào mang lại sự an toàn hơn cho nguồn cung?"
Hungary nhận được 2 triệu tấn dầu từ tập đoàn Lukoil của Nga hằng năm, chiếm khoảng một phần ba tổng lượng dầu nhập khẩu.
Chính phủ Slovakia cho biết vào đầu tháng 7 rằng nhà máy lọc dầu Slovnaft của Slovakia, thuộc sở hữu của tập đoàn dầu khí Hungary MOL, dự kiến sẽ nhận được lượng dầu ít hơn 40% so với nhu cầu để chế biến.
Khi được hỏi về khả năng thiếu nhiên liệu vào tháng 9 nếu vấn đề không được giải quyết, ông Hernadi bác bỏ và cho rằng đó mang tính "chính trị" và đảm bảo với khán giả rằng "cho đến khi họ (MOL) không rung chuông thì không có gì đáng lo ngại".
Yến Anh
Reuters