Mâu thuẫn giữa các nhà nhập khẩu và xuất khẩu LNG được giải quyết ra sao?
![]() |
Tàu chở LNG của Shell. Nguồn: Shell. |
Cảng nhập khẩu LNG ở Wilhelmshaven trên Biển Bắc của Đức đang được nhanh chóng xây dựng, 4 nhà ga nhập khẩu LNG nổi cộng với 2 cơ sở trên bờ cũng nằm trong kế hoạch của Đức.
Đức cũng đưa ra luật để cắt giảm quy trình phê duyệt đối với việc khí hóa LNG đến 1/10 khung thời gian.
Tuy nhiên, các quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu LNG đang gặp những bất đồng về thời hạn hợp đồng.
Theo tờ EnergyIntel, căng thẳng địa chính trị, lo ngại thiếu hụt năng lượng và biến động giá cả đã khiến các nhà cung cấp LNG nhận được các hợp đồng dài hạn. Tổng số 46 thỏa thuận trung và dài hạn đã được ký, tăng 22 hợp đồng so với năm trước. Nhiều công ty Trung Quốc sẵn sàng đăng ký cung cấp LNG trong 20 năm. Các nhà cung cấp của Mỹ đã ký kết 13 thỏa thuận với thời hạn hợp đồng trung bình là 16 năm trở lên. Qatar đã ký 9 hợp đồng với thời hạn trung bình gần 13 năm.
Trong khi đó, Đức muốn có các thỏa thuận tương đối ngắn, chỉ từ 5 đến 10 năm. Các nhà cung cấp, đặc biệt là ở Mỹ, cần các cam kết dài hơn để đầu tư vào các năng lực LNG mới.
Giám đốc điều hành Shell Ben van Beurden cho rằng, các nhà sản xuất LNG sẽ không thể cam kết đầu tư vào nguồn cung mới nếu không có cam kết dài hạn từ thị trường lớn như Đức, một vài hợp đồng tương đối ngắn hạn từ Đức không thể đủ năng lực để đầu tư nhà máy LNG mới hoặc tăng công suất nhà máy LNG.
Ông Ben van Beurden nói rằng, tuy không phải mọi thứ đều được ký kết trên các hợp đồng dài hạn, khoảng 1/3 là ngắn hạn, thường giao ngay hoặc một vài chuyến hàng giao spot, nhưng rất nhiều chuyến hàng dài hạn của Shell là hợp đồng thời hạn 10 năm.
Được biết, Shell và TotalEnergies, đã cùng nhau bán 106 triệu tấn LNG vào năm ngoái (Shell 64 triệu tấn và Total 42 triệu tấn), tương đương gần 30% trong tổng số 372 triệu tấn LNG thương mại toàn cầu. Australia chiếm vị trí hàng đầu - đã bán 78,5 triệu tấn, Qatar gần 77 triệu tấn và Mỹ hơn 67 triệu tấn.
Elena
- Brent giữ giá trên 100 USD/thùng trong sự giằng co giữa nguồn cung thắt chặt và lo ngại suy thoái
- TotalEnergies rút khỏi một mỏ dầu của Nga
- Trung Quốc tiếp tục nhập khẩu dầu thô Nga ở mức kỷ lục
- Tin Thị trường: Giá xăng tại Mỹ trên đà trượt dốc
- Citigroup dự báo giá dầu sẽ giảm còn 65 USD vào cuối năm 2022
- Bản tin Dầu khí 7/7: Trung Quốc tiếp tục mua số lượng lớn dầu thô Nga
- Châu Âu giải bài toán khó về khí đốt
- Tổng thư ký OPEC: Ngành công nghiệp dầu khí đang bị bao vây
- Phân tích: Áp giá trần đối với dầu Nga có phải “con dao hai lưỡi”
- Ngân hàng JP Morgan: Tiếp tục trừng phạt Nga có thể đẩy giá dầu lên 380 USD